Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ Quốc ngữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Bảng chữ cái: Có hình minh hoạ chỉ mẫu chữ viết tay!
Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ Hoàng Nam
Dòng 938:
 
Điều này thể hiện sự thiếu chặt chẽ về pháp lý, nhưng tại Việt Nam vẫn được mặc nhiên thừa nhận. Đã có ý kiến cho rằng "''F, J, W, Z không thể nằm ngoài bảng chữ cái''" <ref>[http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20110810/f-j-w-z-khong-the-nam-ngoai-bang-chu-cai/450503.html F, J, W, Z không thể nằm ngoài bảng chữ cái]. Tuoitre, 10/08/2011. Truy cập 25/12/2015.</ref>. Nó cần thiết trong việc xây dựng ''tiếng phổ thông'' bao quát được các thành tố cơ bản trong ngôn ngữ của đất nước, đảm bảo chặt chẽ trong các văn bản pháp lý, cũng như cần đưa vào giảng dạy để học sinh đọc đúng tên quê mình. Tuy nhiên sự việc không thuộc nhóm cấp thiết và không gây chết người nên chưa có cấp nào quan tâm chỉ đạo và giải quyết. Cá biệt có học giả hàn lâm sống tại vùng người Kinh thì cho rằng tiếng Việt có chữ viết là đầy đủ rồi <ref>[http://ngonnguhoc.org/index.php?option=com_content&view=article&id=660:co-cn-them-fjwz-trong-bng-ch-ting-vit-&catid=29:bai-nghien-cuu&Itemid=39 Có cần thêm F,J,W,Z trong bảng chữ tiếng Việt?]. Khoa Ngôn ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 12/08/2011. Truy cập 25/12/2015.</ref>.
 
== Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ ==
Từ khi chữ Quốc ngữ ra đời đến nay, nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu cải tiến chữ Quốc ngữ, làm giản tiện và hợp lí hơn nhằm phát huy tốt nhất vai trò và công năng của nó. Tuy nhiên, cải tiến chữ viết là công việc không thể tùy tiện. Các nhà ngôn ngữ học phải làm việc cẩn thận và phải có những nguyên tắc hợp lí.
 
Nổi bật nhất trong các đề xuất của giới ngôn ngữ học thời kì này là bản ''[https://drive.google.com/file/d/1BUxb2XMJmDMqypAozFbEGgcnPo5Oer8q/view Dự thảo Phương án cải tiến chữ Quốc ngữ bước đầu (vào năm 1960-1961)]'' của GS Hoàng Phê. Ông đã dựa vào cơ sở phân tích hệ thống ngữ âm tiếng Việt đã được các nhà Việt ngữ học cơ bản chấp nhận. Bản dự thảo đã đề cập:
 
Các âm vị tiếng Việt và cách viết các âm vị (gồm âm vị nguyên âm đơn, âm vị phụ âm); Kết cấu âm tiết tiếng Việt và cách viết các âm tiết; Vấn đề thêm vần mới và vấn đề viết liền. Để cụ thể hoá một số ý kiến về nguyên tắc đã trình bày, ông nêu tóm tắt mấy điểm đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ trong bước đầu:
 
1) Bỏ H vô lí trong GH và NGH.
 
2) Dùng F thay PH; D thay Đ; Z thay GI.
 
3) Nhất luật viết phụ âm ''k'' bằng K trong mọi trường hợp, thay cho C (và nghiên cứu thay cả cho Q).
 
4) Nhất luật viết nguyên âm ''i'' bằng I trong mọi trường hợp: ''i'' (học), ''iêu'' (thương), ''iết'' (kiến), ''kì'' (lạ), ''mĩ'' (thuật). v.v. Chỉ dùng Y để viết bán nguyên âm ''i'' trong ''ay'' và ''ây''.
 
5) Thêm W để viết bán nguyên âm ''u'' trong ''uy:uy, uya, uynh'' sẽ viết WI, WIA, WINH, và ''qui'' sẽ viết KWI (còn ''cui'' sẽ viết KUI).
 
Thêm W là để có thể bỏ vần bất hợp lí UY; đồng thời cũng để chuẩn bị để dần dần, trong bước sau, dùng W viết bán nguyên âm ''U'' đứng trước nguyên âm, thay cho các con chữ O và U: ''oa, oe, uê, ươ, uy'' viết WA, WE, WÊ, WƠ, WI.
 
6) Thực hiện viết liền những trường hợp rõ ràng là một từ (''xãhội, káchmạng, chiếnsĩ, thiđua, chuẩnbị, fấnkhởi, vuivẻ, v.v.'').
 
Nói chung, các danh từ riêng cũng viết liền, trường hợp là tên người thì viết rời tên và họ (''Việtnam, Hànội, Nguyễn Du, Trần Hưngđạo'').
 
Căn cứ vào những nội dung đó, GS Hoàng Phê thử cụ thể hóa bằng việc viết lại bản Tuyên ngôn Độc lập (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945).
 
Xin trích hai đoạn mở đầu:
 
TWIÊNNGÔN DỘCLẬP (do Hồ Chủtịch dọc ngằi 2-9-1945)
 
Tấtcả mọi người dều sinh ra có cwiền bìnhdẳng. Tạohóa cho họ những cwiền không ai cóthể xâmfạm được; trong những cwiền ấi, có cwiền dược sống, cwiền tựzo và cwiền mưucầu hạnhfúc.
 
Lời bấthủ ấi ở trong bản Twiênngôn Dộclập năm 1776 của nước Mĩ. Swi rộng ra, câu ấi có í ngĩa là: tấtcả các zântộc trên thếzới dều sinh ra bìnhdẳng; zântộc nào cũng có cwiền sống, cwiền sungsướng và cwiền tựzo…
 
[Nguyên bản: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (do Hồ Chủ tịch đọc ngày 2-9-1945)
 
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
 
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.]
 
== Hỗ trợ trên máy tính ==