Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Máy bay”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Linhtt (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 56:
Để tạo [[lực đẩy ngang]] cho chuyển động ngang, mặt phẳng cánh quạt nâng sẽ nghiêng đi một góc so với mặt phẳng ngang. Lực nâng khí động học vuông góc với mặt phẳng cánh quạt nâng khi đó sẽ phân tích thành hai [[vectơ|vector]] lực: một theo phương thẳng đứng để tạo lực nâng thắng [[tương tác hấp dẫn|trọng lực]], một theo phương ngang để trực thăng chuyển động ngang. Cánh quạt nâng nghiêng thấp về bên nào trực thăng bay về bên đó.
 
Cơ cấu nghiêng cánh quạt nâng được thực hiện thông qua hệ thống thay đổi [[góc tấn]] của từng cánh ''theo chu kỳ'' tùy theo vị trí của cánh so với thân [[máy bay trực thăng]], điều này tạo sự ''chênh lệch lực nâng tại các phía khác nhau của đĩa cánh quạt nâng'' và làm phát sinh mô men làm nghiêng đĩa cánh quạt nâng và thân máy bay. Đây là một cơ cấu rất phức tạp (''xem [[Máy bay trực thăng#Nguyên lý điều khiển bay và tính ổn định|cơ chế điều khiển máy bay trực thăng]]'')
 
== Lịch sử phát triển ==
Dòng 85:
Đầu [[thế kỷ 20]] với sự xuất hiện của [[ô tô]] với [[động cơ đốt trong]] chạy [[xăng]] mạnh, lại gọn nhẹ thì việc bay được đã trở thành hiện thực trước mắt.
 
Năm [[1903]] đánh dấu cho lịch sử Hàng không bằng chuyến bay của [[anh em nhà Wright]] [[Người Mỹ|người Mỹ,]] máy bay của họ có động cơ khả dĩ duy trì bay trong một khoảng cách vài trăm mét, tuy rằng chưa thể tự cất cánh mà vẫn phải bằng [[thiết bị phóng]] bằng vật nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng thành công của họ cho thấy máy bay là hoàn toàn hiện thực và đã gây tiếng vang lớn trong dư luận, tạo động lực cho việc nghiên cứu phát triển ngành Hàng không.<ref name="WDL">{{Chú thích web |url = http://www.wdl.org/en/item/11372/ |tiêu đề = Telegram from Orville Wright in Kitty Hawk, North Carolina, to His Father Announcing Four Successful Flights, 1903 December 17 |website = [[World Digital Library]] |ngày tháng = ngày 17 tháng 12 năm 1903 |ngày truy cập = ngày 21 tháng 7 năm 2013}}</ref>
 
{|
Dòng 101:
Tuy nhiên phải kể đến một nền tảng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển đồ sộ sau này của ngành hàng không vũ trụ, đó chính là sự ra đời của lý thuyết [[lực nâng cánh máy bay]]. Lý thuyết này đã được ông tổ của ngành hàng không Liên-Xô Joukowski xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XX, được công bố lần đầu tiên tại hội nghị khoa học diễn ra vào năm 1909. Trong tài liệu khoa học hiện đại ngày nay chúng ta được biết đến với tên gọi định lý [[Định lý Kutta-Zhukovsky|Kutta–Joukowski theorem]]. Để chứng minh định lý này, Joukowski đã sử dụng giả thuyết Joukowski-Chaplygin để tính toán giá trị lưu số vector vận tốc <ref name="giả thuyết Joukowski-Chaplygin">Академик А. С. Чаплыгин; М.: Наука, 2010. - 286 с. - ISBN 978-5-02-036972-6</ref>.
 
==== [[Chiến tranh thế giới thứ nhất ]]====
Liên tiếp trong các năm trước [[chiến tranh thế giới thứ nhất|thế chiến thứ nhất]] việc chế tạo máy bay được đẩy mạnh bởi các con người nhiệt huyết và các công ty. Người ta tổ chức các giải thưởng rất lớn cho nhiều cuộc thi hàng năm bay xuyên biển [[La Manche]] giữa [[Paris]] và [[Luân Đôn|London]], các cuộc thi này đã góp phần rất lớn cho việc hoàn thiện công nghệ máy bay. Việc nghiên cứu máy bay bây giờ đã không còn là việc của những người nhiệt huyết tiên phong nữa mà đã là cạnh tranh của các quốc gia và các hãng lớn.
 
Cũng như mọi ngành tiên phong khác máy bay được ứng dụng đầu tiên cho mục đích [[quân sự]] và ở thế chiến thứ nhất lần đầu tiên máy bay tham chiến như một lực lượng quân sự mới và sau này trở thành lực lượng [[không quân]] của các quốc gia. Và chiến tranh là động lực rất mạnh để hoàn thiện máy bay. Máy bay của thời kỳ này tất cả đã có thân vỏ hình dạng thích hợp để tăng hiệu suất khí động học, vỏ căng bằng vải hoặc ốp bằng gỗ, vẫn chưa có [[cabin]] kín cho [[phi công]]. Cũng như trước kia lực đẩy vẫn bằng cánh quạt, nhưng để hợp lý cấu trúc máy bay và tăng hiệu suất khí động học và cơ học, các cánh quạt đều là loại kéo tải thay vì đẩy tải như một số các mẫu cũ ở đầu thế kỷ. Do vận tốc còn thấp nên để tăng lực nâng cần diện tích cánh lớn, máy bay có 2 tầng cánh nâng ([[Biplane]]). Về vũ trang: [[súng máy]] lắp trên cánh hoặc trước mặt phi công hoặc nếu máy bay có hai chỗ ngồi thì người ngồi sau bắn súng máy, hết đạn thì phi công rút súng lục ra bắn nhau. Máy bay có thể [[không chiến]] bằng súng hoặc tấn công quân bộ bằng súng hoặc bằng cách thả [[lựu đạn]], ngoài ra còn để tiến công khinh khí cầu của đối phương, tiến hành [[trinh sát]] và [[liên lạc]] đưa thư. Mẫu máy bay nổi tiếng nhất thời kỳ này là máy bay [[Sopwith Camel]] của [[Anh]] với các thông số chính như sau: kích thước dài × sải cánh × cao: 5,7 × 8,5 × 2,5 m; Khối lượng rỗng/có tải: 430/672&nbsp;kg; Vận tốc Max/thiết kế: 180/92&nbsp;km/h; trần bay 6.400 m; động cơ: 9 xi lanh 150 mã lực.
 
==== Những năm 1920 đến cuối [[Chiến tranh thế giới thứ hai ]]====
 
Thời kỳ giữa hai đại chiến là thời kỳ nở rộ của kỹ thuật máy bay. Yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật máy bay là động cơ được quan tâm đặc biệt, không còn là động cơ tự chế hoặc cải tiến từ động cơ thông thường, mà động cơ máy bay đã được các hãng lớn chuyên sản xuất động cơ máy bay nên đã có công suất rất lớn, có sức lai cánh quạt đường kính lớn, lực đẩy mạnh cho phép nâng sức nặng, kích thước và tốc độ máy bay. Thời kỳ này vẫn là động cơ đốt trong chạy bằng xăng, thường là nhiều xi lanh bố trí hình sao. Các cơ cấu điều khiển của máy bay đã hoàn chỉnh: máy bay đã có thể thực hiện được các hình nhào lộn [[pilotage]] phức tạp. Việc tăng kích thước và các thông số của máy bay đòi hỏi kết cấu vững chắc nhưng vẫn phải nhẹ nên thân vỏ gỗ chỉ còn tồn tại trên những máy bay nhẹ loại nhỏ biplane (hai tầng cánh) mà thôi, còn hầu hết máy bay đã có thân hợp kim nhôm vừa nhẹ vừa có độ bền vững kết cấu tốt. Vì tốc độ đã cao (đến 500–700&nbsp;km/h) nên không cần diện tích cánh lớn nên máy bay chỉ còn một tầng cánh nâng [[monoplane]] điều này làm tăng tính cơ động linh hoạt của máy bay lên rất nhiều. Tất cả máy bay đều đã có [[cabin]] kín bằng [[thuỷ tinh hữu cơ]]. Ngoài những thiết bị bay, máy bay được trang bị thêm rất nhiều các thiết bị phụ trợ khác như [[radio]] liên lạc, các hệ [[vũ khí]]: [[súng máy]], [[Sơn pháo|pháo]], [[bom]], [[đạn]] các loại. Đặc biệt thời kỳ này người ta đã sử dụng [[dù]] như phương tiện cứu sinh cho phi công và để tạo ra một binh chủng mới là [[quân nhảy dù]]. Sự phát triển của máy bay thời kỳ trước và trong đại chiến gắn liền với sự phát triển không quân của các nước.
Dòng 120:
* Lực lượng '''[[máy bay vận tải]]''': Kích thước, sức chở lớn để chở quân, thiết bị quân sự, thả dù. Điển hình là "Big Douglas" [[Douglas DC-3]] (Dakota C-47) rất nổi tiếng trong đại chiến và các năm 1960 – 1960 sau này của Hoa Kỳ.
 
Ngoài việc xây dựng lực lượng khôngKhông quân đóng căn cứ trên bộ, các cường quốc quân sự nhất là Hoa Kỳ, [[Nhật Bản]] phát triển lực lượng không quân của [[Hải quân]] trên các [[tàu sân bay]] mở ra một loại binh chủng rất mới làm thay đổi hoàn toàn cách thức tiến hành [[Hải chiến|chiến tranh trên biển]] của nhân loại trong đại chiến và sau này đến tận ngày nay. Các máy bay trên tàu sân bay là loại được thiết kế đặc biệt: có khả năng cất cánh, hạ cánh trên đường băng ngắn. Trên tàu sân bay chỉ chở loại máy bay tiêm kích và tấn công.
 
Từ trong đại chiến II đến sau này [[Hoa Kỳ]] đã vươn lên thành cường quốc không có đối thủ trong ngành Hàng không và nước này luôn coi Hàng không là ưu tiên số một của quốc gia và là xương sống của chính sách quốc phòng của mình. Tại Hoa Kỳ đã sản xuất ra các loại máy bay mà sau này tồn tại hàng chục năm và là mẫu mực để các nước khác hướng đến để tham chiếu khi xây dựng khôngKhông quân.
 
Với sự lớn mạnh của khôngKhông quân, tính chất chiến tranh đã thay đổi rất nhiều: có thể mang tàn phá vào rất sâu trong hậu phương quân địch và đòn tấn công từ trên không rất bất ngờ và mãnh liệt. Hầu hết sự tàn phá tiềm lực các thành phố của Đức cũng như của các nước tham chiến là do không quân gây nên. Đối với chiến tranh trên biển với sự xuất hiện của máy bay và tàu sân bay đã chấm hết thời đại của các [[tàu pháo|pháo hạm]], các trận [[hải chiến]] diễn ra ở rất xa ngoài tầm bắn pháo và tầm quan sát của các bên và các hạm đội tàu sân bay có thể mang máy bay tới tận sát bờ biển của địch. Với bài học về vai trò của không quân, sau chiến tranh thế giới các cường quốc tăng cường [[chạy đua vũ trang]] mà mũi nhọn là ở lực lượng khôngKhông quân và [[tên lửa chiến lược]].
 
==== Sau đại chiến II, chiến tranh lạnh và hiện nay ====