Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 47:
 
===Mật tông===
'''Mật tông''' là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ<ref>[http://www.quangduc.com/mattong/02mattonga2.html Bộ Mật Tông, HT Thích Viên Đức dịch, tập I]</ref>. Cũng còn gọi là '''Lạt Ma tông''', Mật tông là sự hợp nhất giới luật của [[thuyết nhất thiết hữu bộ]] (''Sarvastivada'') và nghi thức tác pháp của [[Kim cương thừa|Kim Cương thừa]]. Bước quyết định trong nghi thức này là lễ Quán Đỉnh (''Abhiseka'') do một vị sư cả (''guru'' hay "lạt ma") ban phép cho người đệ tử được nhập thiền định tâm vào một vị Phật cụ thể bằng cách đọc [[chân ngôn|chân âm]] (''mantra''), suy niệm đồ hình [[Mạn-đà-la|Mạn đà la]] (''mandala'') và thực thi [[thủ ấn|ấn quyết]] (''mudra'') để đạt đến độ thăng hoa loại bỏ ý niệm nhị nguyên (''duality'') để nhập vào Chân Như, vào [[Không tính|cõi Không]]. Trạng thái đó được biểu tượng bằng [[Kim cương chử]] (''Vajra''). Để làm chủ được các nghi thức tác pháp của Mật tông (còn gọi là Kim Cương thừa - ''Vajrayana'') thì điều tiên quyết là phải thấu hiểu giáo nghĩa của [[Bát-nhã-ba-la-mật-đa]] (''Prajnaparamita'') của [[Long Thụ]] và [[Vô Trước]]. Giáo nghĩa Bát-nhã-ba-la-mật-đa được gọi là "Nhân thừa", và giáo nghĩa Kim Cương thừa được gọi là "Quả thừa". Tương truyền rằng Mật tông do đức Phật [[Đại Nhật Như Lai|Đại Nhật]] khởi xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là [[Đại Nhật kinh]] và [[Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh]]. Như vậy, từ [[thế kỷ 3|thế kỉ thứ 3]] đến [[thế kỷ 7|thế kỉ thứ 7]], Thiền tông Việt Nam mang đậm giáo nghĩa [[Tam Luận tông]] của Long Thụ, mà đặc biệt là tư tưởng Bát-nhã-ba-la-mật-đa của Long Thụ và Vô Trước. Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp mà nhiều vị rất có uy tín với triều đình và biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ 12),... đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ 19{{cần dẫn chứng}}. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập "Tổng Trì Tam Muội" (''Dharani samadhi''), một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (''Tantrism''), dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. Ở Hoa Lư ([[Ninh Bình]]), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10<ref>[http://daitangkinhvietnam.org/content/view/766/105/ Kinh Phật đỉnh Tôn Thắng ở Thế kỷ X ở Hoa Lư]</ref> có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (''Usnisavijaya dharani''), một thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện.
 
Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa lẫn vào dòng [[tín ngưỡng Việt Nam|tín ngưỡng dân gian]] với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,...