Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần Cao Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bỏ đoạn không hề nói đến nguồn gốc của Thần Cao Sơn ở Thanh Hóa,
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 49:
Thần Cao Sơn nữa là người Trung Quốc. Theo thần tích Đình Đại ([[Bạch Mai]], Hà Nội) thì thần tên Cao Hiển, tự là Văn Trường, cha là Cao Khánh ở vùng núi [[Bảo Đài Sơn]], quận Quảng Nam. Ông lấy vợ người làng Quang Liệt ở [[Trường Yên, Hoa Lư|Trường Yên]] ([[Ninh Bình]]) là Trần Thị Tố, sinh người con trai vào ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Tị, đặt tên là Hiển. Sau khi mẹ mất năm lên 7 tuổi, cậu được cha đưa về [[Trung Quốc]]. Hiển học thầy Chu Đường, 27 tuổi đỗ Tiến sĩ, bổ châu mục [[Ích Châu]]. Sau khi [[Hồ Quý Ly]] cướp ngôi nhà Trần, Hiển công được vua sai sang Việt Nam trừ họ Hồ. Ông đóng đồn ở Hồng Mai (tức Bạch Mai), diệt được nhà Hồ, sau lại về Bắc, được vua Trung Quốc phong Cao Sơn đại vương, sau tu ở núi Bảo Đài, thọ 103 tuổi.
 
7 làng thuộc tổng Hà Hồi xưa, nay thuộc 3 xã của huyện Thường Tín (Hà Nội) là các làng Hà Hồi, Phú Cốc, Hoà Lương, Khê Hồi thuộc xã Hà Hồi; làng Đức Trạch thuộc xã Quất Động; các làng Bạch Liên và Phương Quế thuộc xã Liên Phương có 7 ngôi đình của 7 làng này đều thờ Thành hoàng Cao Sơn đại vương. Vị thần này còn được thờ ở một số nơi khác trong nội thành Hà Nội, như đình Đồng Tâm. Đình Làng Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn nguyên phả tích thờ. Là một ngôi đình rất thiêng.
 
Liên quan đến vị thần Cao Sơn này, theo thần tích đền thờ Cao Sơn đại vương tại Thôn Trung - Xã Thổ Hoàng - Huyện Ân Thi - Tỉnh Hưng Yên thì thần có tên cha mẹ và tên bản thân như trên nhưng ngài xuất hiện ở nước ta vào thời Lý giữ chức "Đô hộ sứ", lúc đó nước ta đã tự chủ nhưng chính quyền phương Bắc vẫn muốn thiết chế như trước nên đặt chức Đô hộ sứ mặc dầu chỉ là hình thức chứ không có thực quyền, để hòa hiếu với Tàu nhà Lý cũng công nhận chức vụ trên, khi ngài ở nước ta thì quanh năm ngày tháng đi vân du khắp nơi gặp gỡ nhân dân các vùng và có quan hệ tốt với dân, ngài dạy lễ nghi, giáo hóa kiến thức, hỗ trợ kinh tế cho dân được người dân yêu mến và kính trọng. Khi vân du các nơi ngài chọn ra 72 nơi có phong thủy đẹp và làm sinh từ (đền thờ sống) trong đó Thôn Trung - Xã Thổ Hoàng - Huyện Ân Thi - Tỉnh Hưng Yên là một nơi như vậy, thần tích chép rõ ngài ở với dân nơi đây 3 tháng và tặng vàng cho dân, xuất của cải xây dựng sinh từ nơi đây, sau ngài về Bắc mất và vua Lý rất thương tiếc, sắc cho các nơi có sinh từ của ngài thờ phụng, có quy định cụ thể về số ngày tế, vật phẩm, trang phục...việc thờ phụng rất linh ứng, thiêng liêng nên hương hỏa không dứt đến nay.
 
==Liên quan==