Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 122:
Ngày [[28 tháng 11]] năm [[1943]], tại [[Hội nghị Tehran]] [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống Mỹ]] [[Franklin D. Roosevelt]] đã nêu ý kiến đặt [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương]] dưới sự quản thác quốc tế với [[Iosif Vissarionovich Stalin]], [[Winston Churchill]] và [[Tưởng Giới Thạch]]. [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống Mỹ]] [[Franklin D. Roosevelt]] bày tỏ 1 cách minh bạch rằng ông chỉ mong muốn chấm dứt chủ nghĩa thực dân ở [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương]] ngay cả khi cần trả giá bằng bất hòa với Anh và làm gián đoạn mối quan hệ với [[Pháp]]. [[Iosif Vissarionovich Stalin]] và [[Tưởng Giới Thạch]] ủng hộ [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống Mỹ]] [[Franklin D. Roosevelt]] trong vấn đề Đông Dương, nhưng [[Winston Churchill]] thì lẩn tránh. Stalin đồng ý với Roosevelt còn nói thêm rằng ông không hề đề nghị để quân Đồng Minh phải đổ máu nhằm phục hồi Đông Dương cho chế độ thực dân Pháp và người Pháp không được phép giành lại Đông Dương mà phải trả giá cho sự hợp tác với Đức. Roosevelt nói ông đồng ý hoàn toàn với Stalin và cho rằng sau 100 năm Pháp chiếm Đông Dương, người dân ở đó có cuộc sống tệ hơn trước.<ref name="bbc1234">[https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49527190 Năm 1945: Liên Xô không ưa Pháp nhưng để Pháp quay lại VN], BBC Tiếng Việt, 2 tháng 9 2019</ref> Không có 1 tuyên bố chính thức nào về chính sách của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] hay 1 sự thoả thuận nào của Đồng minh được chính phủ Mỹ hoặc Bộ Tổng tư lệnh Đồng minh công bố.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 395 - 396</ref> Tại [[Hội nghị Yalta]] quan điểm của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] về [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương]] là phải đưa ra cho các dân tộc tại đây 1 hình thức Chính phủ liên bang tự trị phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của họ thay thế cho việc thiết lập quyền ủy trị ở [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương]], chỉ thiết lập quyền ủy trị khi Pháp đồng ý<ref name="patti233">Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 232-233</ref>
 
Sau khi Roosevelt qua đời ([[12 tháng 4]] năm [[1945]]), Phó Tổng thống Truman lên thay. Chính phủ Pháp tự do của tướng Charles de Gaulle đã vận động ráo riết để Hoa Kỳ hỗ trợ nhằm giành lại các thuộc địa. Dù không được dự hội nghị Potsdam, Pháp vẫn đề nghị để quân của họ giải giáp quân Nhật ở Đông Dương nhưng bị từ chối. Hoa Kỳ đề nghị để lập chế độ ủy trị (trusteeship) với Việt Nam nhưng bị Pháp kịch liệt phản đối.<ref name="bbc1234"/> Có tài liệu khẳng định lập trường của Mỹ về tương lai Đông Dương thay đổi, nước Mỹ giữ thái độ im lặng, khi được hỏi về vấn đề Đông Dương, Truman cũng thận trọng trả lời là nước Mỹ chư­a có quyết định gì cả<ref name=khoalichsu/>. Mỹ có thái độ không hoàn toàn rõ ràng và để Anh giúp Pháp quay lại Đông Dương. Anh đã chuyển quân trang quân dụng trên đường từ Ấn Độ về châu Âu cho Pháp để tướng Leclerc chuẩn bị quay lại Sài Gòn.<ref name="bbc1234"/> Trong điện tín do Bộ Ngoại giao Mỹ ngày [[29 tháng 5]] năm [[1945]] gửi đại sứ Mỹ tại Trung Quốc [[Patrick J. Hurley]] để trả lời báo cáo của ông này về việc Pháp đang sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ để xâm chiếm Đông Dương và việc có dư luận cho rằng Mỹ hình như đang ủng hộ việc đặt các thuộc địa dưới sự kiểm soát của các nước đế quốc chứ không phải dưới sự ủy trị của Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Tổng thống Truman nói rằng không có thay đổi cơ bản nào trong chính sách của Mỹ đối với thuộc địa <ref name="patti233"/>. Đến năm [[1947]], theo [[điện tín số 1737]] ngày [[13 tháng 5]] năm [[1947]] của ngoại trưởng Mỹ [[George Marshall]] gửi đại sứ quán Mỹ tại Paris thì lập trường của Mỹ là phải "cùng hội cùng thuyền" với Pháp cũng như Anh và Hà Lan ở Đông Nam Á vì lo sợ cùng với việc nền cai trị của các nước phương Tây tại Đông Nam Á được nới ra thì các nước này sẽ theo xu hướng Liên Á chống phương Tây hoặc người cộng sản sẽ giành lấy chính quyền, do đó cần duy trì sự liên kết chặt chẽ giữa các dân tộc mới được tự trị với các cường quốc (chỉ [[Anh]], [[Pháp]], [[Hà Lan]]) "từ lâu chịu trách nhiệm về sự thịnh vượng của họ". Đặc biệt người Việt Nam trong 1 thời gian nhất định "vẫn cần tới sự giúp đỡ kinh tế của Pháp cùng 1 sự chỉ dẫn về chính trị của 1 nước có nền dân chủ lâu đời và biết tôn trọng nhân quyền như Pháp".<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 630 - 631</ref> Năm [[1947]], Hoa Kỳ ký bản thoả thuận với nước Pháp về việc cấp cho Pháp 160 triệu USD để mua xe cộ và trang thiết bị cho quân Pháp ở Đông Dương<ref name="ReferenceB">Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 642</ref>. Theo giáo sư sử học [[Vũ Dương Ninh]] điều đó hầu nh­ư biểu lộ sự tán thành của nước Mỹ đối với việc tái chiếm Đông Dương của Pháp.<ref name=khoalichsu>[http://khoalichsu.edu.vn/bai-nghien-cu/505-bi-cnh-quc-t-ca-ba-bn-hip-nh-trong-hai-cuc-khang-chin-cu-nsc-1945-1975-gs-v-dng-ninh.html BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA BA BẢN HIỆP ĐỊNH TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CỨU N­ƯỚC (1945 - 1975)], GS. Vũ Dương Ninh, Khoa lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội</ref> Liên Xô muốn giữ quan hệ trung dung, tốt đẹp với tất cả các bên ở Đông Dương gồm Trung Quốc, Việt Nam và Pháp nên không ủng hộ Hồ Chí Minh. Stephane Solovieff, đại diện của Liên Xô ở Hà Nội nói với thiếu tá OSS của Hoa Kỳ Archimedes Patti rằng nước NgaLiên Viết "''cần thời gian để phục hồi, tái thiết trước khi xác định vị thế ở Đông Nam Á''".<ref name="bbc1234"/>
 
[[Tưởng Giới Thạch]] phát biểu rằng người Việt không phải là người Trung Quốc, không dễ bị Trung Quốc đồng hóa và Trung Quốc không có quyền lợi về đất đai ở Đông Dương.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 400-401</ref> Trung Quốc nhiều lần tuyên bố mặc dầu Trung Quốc mong muốn thấy Đông Dương được trả lại cho Pháp nhưng không muốn điều đó được thực hiện mà không có một số bảo đảm nhằm ngăn chặn Pháp dùng Đông Dương vào những hoạt động có hại cho lợi ích của Trung Quốc sau này. Tương lai Đông Dương sẽ không được định đoạt nếu không có sự thỏa thuận của Trung Quốc trên bàn Hội nghị Hòa bình.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 118</ref>