Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Hiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 16:
 
==Hàm oan mà chết==
Năm thứ 11 (1141), Nhạc Phi chịu mất binh quyền. Tần Cối sai [[Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1086)|Trương Tuấn (tự Bá Anh)]] ép buộc bộ tướng của Nhạc Phi là [[Vương Quý]], dụ dỗ Vương TuấnQuý vu cáo rằng Hiến có mưu đồ khởi sự ở Tương Dương, hòng giành lại binh quyền cho Nhạc Phi; rồi sai Vương Quý đi bắt Hiến. <ref>'''Tống sử''' – Nhạc Phi truyện: ''Cối chí vị thân dã, hựu dụ Trương Tuấn lệnh kiếp Vương Quý, dụ Vương Tuấn vu cáo Trương Hiến mưu hoàn phi binh.''</ref> <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Cối dữ Trương Tuấn mưu sát Phi, mật dụ Phi bộ khúc, dĩ năng cáo Phi sự giả, sủng dĩ ưu thưởng, tốt vô nhân ứng. Văn Phi thường dục trảm Vương Quý, hựu trượng chi, dụ Quý cáo Phi. Quý bất khẳng, viết: “Vi đại tướng nịnh miễn dĩ thưởng phạt dụng nhân, cẩu dĩ vi oán, tương bất thắng kỳ oán.” Cối, Tuấn bất năng khuất, Tuấn kiếp Quý dĩ tư sự, Quý cụ nhi tòng. Thì hựu hữu Vương Tuấn giả, thiện cáo kiết, hiệu ‘điêu nhi’, dĩ gian tham lũ vi Hiến sở tài. Cối sử nhân dụ chi, Tuấn triếp tòng. Cối, Tuấn mưu dĩ Hiến, Quý, Tuấn giai phi tướng, sử kỳ đồ tự Tương công phát, nhân cập Phi phụ tử, thứ chủ thượng bất nghi. Tuấn tự vi trạng phó Vương Tuấn, vọng ngôn Hiến mưu hoàn phi binh, lệnh cáo Vương Quý, sử Quý chấp hiến.''</ref> Hiến còn chưa đến, Trương Tuấn đã sắp sẵn hình cụ để đợi. Trương Tuấn đích thân ép buộc Hiến vu cáo rằng: đã nhận được thư của [[Nhạc Vân]], lệnh cho ông tính kế giành lại binh quyền. Hiến bị tra khảo, cả mình không còn chỗ nào lành lặn, mà vẫn không khuất phục. Vì thế Trương Tuấn tự tay ngụy tạo khẩu cung của Hiến, rồi giao ông cho Đại Lý tự. <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Hiến vị chí, Tuấn dự vi ngục dĩ đãi chi. Chúc lại Vương Ứng Cầu bạch Trương Tuấn, dĩ vi mật viện vô thôi khám pháp. Tuấn bất thính, thân hành cúc luyện, sử Hiến tự vu, vị đắc vân thư, mệnh Hiến doanh hoàn binh kế. Hiến bị lược vô toàn phu, cánh bất phục. Tuấn thủ tự cụ ngục thành, cáo Cối giới Hiến chí hành tại, hạ Đại Lý tự.''</ref>
 
Tháng 10 ÂL, cha con [[Nhạc Phi]], [[Nhạc Vân]] bị bắt vào Đại Lý tự. <ref>'''Tống sử''' quyển 473, liệt truyện 232 – [[:wikisource:zh:宋史/卷473#秦檜|Tần Cối truyện]]: ''Thập nguyệt, hưng Nhạc Phi chi ngục. Cối sử gián quan Mặc Kỳ Tiết luận kỳ tội, Trương Tuấn hựu vu Phi cựu tướng Trương Hiến mưu phản, vu thị Phi cập tử Vân câu tống Đại Lý tự, mệnh ngự sử trung thừa Hà Chú, Đại Lý khanh Chu Tam Úy cúc chi.</ref> Tháng 12 ÂL (đã là tháng giêng DL năm 1142), Nhạc Phi chịu ban chết, Hiến cùng Nhạc Vân bị xử trảm ở chợ của kinh đô Lâm An. <ref>'''Tống sử''' – Tần Cối truyện: ''Thập nhị nguyệt, sát Nhạc Phi... Chú, Tam Úy sơ cúc, cửu bất phục; Tiết nhập đài, ngục toại thượng. Vu Phi thường tự ngôn “Kỷ dữ [[Tống Thái Tổ|Thái Tổ]] giai tam thập tuế kiến tiết” vi chỉ xích thừa dư, thụ chiếu bất cứu Hoài Tây tội, tứ tử ngục trung. Tử Vân cập Trương Hiến sát vu đô thị.</ref>
 
Khi ấy, Hiến đang ở chức Lãng Châu quan sát sứ, Ngự tiền Tiền quân thống chế, Quyền Phó đô thống. Ban đầu Đại Lý tự phán quyết Nhạc Phi đáng chém, Hiến đáng thắt cổ, còn Nhạc Vân không phải chết, nhưng Tống Cao Tông lại giáng chiếu ban chết cho Nhạc Phi, xử chém Hiến và Vân. <ref>'''Kiến Viêm dĩ lai hệ niên yếu lục''' [https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=243937&remap=gb quyển 143]: ''Thiệu Hưng thập hữu nhất niên thập hữu nhị nguyệt... Quý tị, Nhạc Phi tứ tử vu Đại Lý tự. Phi ký chúc lại, Hà Chú dĩ trung chấp pháp dữ Đại Lý khanh Chu Tam Úy đồng cúc chi. Phi cửu bất phục, nhân bất thực cầu tử. Mệnh kỳ tử hợp môn kỳ hậu Lôi thị chi. Chí thị Mặc Kỳ Tiết nhập đài, nguyệt dư ngục toại thượng, cập tụ đoán. Đại Lý tự thừa Lý Nhược Phác, Hà Ngạn Du ngôn Phi bất ứng tử, chúng bất tòng. Vu thị Phi dĩ chúng chứng tọa “thường tự ngôn dĩ dữ Thái Tổ câu dĩ tam thập tuế trừ tiết độ sứ” vi “chỉ xích thừa dư, tình lý thiết hại”, cập “địch phạm Hoài Tây, tiền hậu thân thụ trát thập tam thứ bất tức sách ứng” vi “ủng binh đậu lưu, đương trảm”. Lãng Châu quan sát sứ, Ngự tiền tiền quân thống chế, Quyền Phó đô thống Trương Hiến tọa “thu Phi, Vân thư mưu dĩ Tương Dương bạn, đương giảo”. Phi trường tử Tả vũ đại phu Trung Châu phòng ngự sứ, Đề cử Lễ Tuyền quan Vân tọa “dữ Hiến thư xưng khả dữ đắc tâm phúc binh quan, thương nghị vi truyện báo triêu đình cơ mật sự, đương truy nhất quan, phạt kim”. Chiếu Phi tứ tử, mệnh Lĩnh Điện tiền Đô chỉ huy sứ chức sự Dương Nghi Trung lị kỳ hình tru Hiến Vân vu đô thị.''</ref> Thư gởi Hiến của Nhạc Vân không hề được đưa ra, [[Hàn Thế Trung]] từng cật vấn Tần Cối, Cối đáp: “Có“Không lẽcần có”(莫須有; ''mạc tu hữu''). <ref>'''Tống sử''' – Nhạc Phi truyện: ''Ngục chi tương thượng dã, Hàn Thế Trung bất bình, nghệ Cối cật kỳ thật, Cối viết: “Phi tử Vân dữ Trương Hiến thư tuy bất minh, kỳ sự thể mạc tu hữu.” Thế Trung viết: “‘Mạc tu hữu’ tam tự, hà dĩ phục thiên hạ?”''</ref>
 
Hiến chịu tội chết, gia sản bị tịch biên. Năm thứ 32 (1162), Hiến được khôi phục làm Long Thần vệ Tứ Sương đô chỉ huy sứ, Lãng Châu quan sát sứ, tặng Ninh Viễn quân Thừa tuyên sứ, con cháu được lục dụng. <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Hiến tọa tử, tịch gia tư. Thiệu Hưng tam thập nhị niên, truy phục Long Thần vệ Tứ Sương đô chỉ huy sứ, Lãng Châu quan sát sứ, tặng Ninh Viễn quân Thừa tuyên sứ, lục kỳ gia.''</ref>