Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 152:
Sau khi tức vị, Minh Tư Tông kiên quyết loại trừ thế lực của Ngụy Trung Hiền để cải cách triều chính. Ông hạ lệnh đình chỉ xây dựng miếu thờ sống, bức Phụng Thánh phu nhân Khách thị ra ở ngoài cung, cuối cùng xử tử. Ông hạ lệnh Ngụy Trung Hiền đến Phụng Dương trông lăng mộ, Ngụy Trung Hiền trên đường đi cùng đồng đảng là Lý Triều Khâm tự tử, các phần tử khác trong Yêm đảng cũng bị biếm truất hoặc xử tử<ref>{{chú thích báo|title=崇祯智除魏忠贤|url=http://ctdsb.cnhubei.com/html/ncxb/20090307/ncxb643717.html|accessdate = ngày 17 tháng 1 năm 2014 |newspaper=农村新报|date = ngày 7 tháng 3 năm 2009 |language=中文}}</ref><ref>{{chú thích sách|author=陈时龙|title=《正说明朝十六帝》|publisher=中华书局|location=北京|isbn=9787101045499|coauthors=许文继|language=中文|chapter=<思宗朱由检>|date = ngày 1 tháng 1 năm 2005}}</ref>. Tuy nhiên, đảng tranh nội đấu kịch liệt, Minh Tư Tông không tín nhiệm bá quan, ông cố chấp, tăng cường tập quyền<ref name="天啟崇禎"/>. Đương thời, Hậu Kim tại phía đông bắc chiếm lĩnh khu vực Liêu Đông, đám [[Viên Sùng Hoán]] tại Liêu Tây kháng cự khả hãn [[Hoàng Thái Cực]] xâm nhập. Năm 1629, Hoàng Thái Cực chuyển sang đi đường vòng Trường Thành để xâm nhập Bắc Kinh, Viên Sùng Hoán khẩn cấp hồi quân đối đầu với Hoàng Thái Cực tại Quảng Cừ môn Bắc Kinh. Trải qua Lục bộ cửu khanh hội thẩm, cuối cùng triều đình Minh xử tử Viên Sùng Hoán, sử xưng [[Kỉ Tị chi biến|"Kỉ Tị chi biến"]]. Sau đó, Hoàng Thái Cực nhiều lần viễn chinh Mông Cổ, năm 1636 xưng đế tại Thịnh Kinh, cải quốc hiệu thành Đại Thanh. Hoàng Thái Cực liên tiếp phát động 5 lần qua Trường Thành xâm nhập các khu vực Trực Lệ, Sơn Đông. Đương thời, Trực Lệ nhiều năm đói kém dịch bệnh, dân sinh gian khổ<ref>{{chú thích sách|author=抱陽生|title=《甲申朝事小計》|chapter=卷六提到|quote=崇禎十六年二月北京,“大疫,人鬼錯雜。薄暮人屏不行。貿易者多得紙錢,置水投之,有聲則錢,無聲則紙。甚至白日成陣,牆上及屋脊行走,揶揄居人。每夜則痛哭咆哮,聞有聲而逐有影”。[[谷應泰]]《明史紀事本末》卷七十八中說「“京師內外城堞凡十五萬四千有奇,京營兵疫,其精銳又太監選去,登陴訣羸弱五六萬人,內閹數千人,守陴不充”。}}</ref>. Cục thế Liêu Tây cũng ngày càng xấu đi, cuối cùng quân Thanh vào năm 1640 chiếm lĩnh Cẩm Châu và các nơi khác, tướng [[Hồng Thừa Trù]] đầu hàng, thế lực triều Minh thu nhỏ đến Sơn Hải quan<ref name="天啟崇禎"/>.
 
Kể từ giai đoạn giữa thời nhà Minh, số tiền thiếu hụt của quốc khố đã vô cùng nghiêm trọng. Những năm Chính Đức, ngân khố thiếu 351 vạn lượng. Con số này vào những Gia Tĩnh thứ 7 ở mức 111 vạn lượng, tới năm Long Khánh thứ nhất đã lên tới 345 vạn lượng.

Từ trung kỳ về sau, Đại Minh thường phát sinh nông dân khởi nghĩa, đến thời kỳ Minh Tư Tông do triều chính hỗn loạn và quan viên tham ô bất tài, nhu cầu phục vụ chiến tranh với Hậu Kim và quân Hậu Kim cướp đoạt, cùng với việc khí hậu trở nên lạnh hơn do [[Thời kỳ băng hà nhỏ|tiểu băng kỳ]], sản lượng nông nghiệp giảm gây nên đói kém trên quy mô toàn quốc, những điều này đều làm tăng gánh nặng cho nhân dân. Năm 1627, dân đói tại [[Trừng Thành]] thuộc Thiểm Tây tiến hành bạo động, khởi đầu cho giai đoạn ''"Minh mạt dân biến"''.
 
Năm 1633, tình hình xã hội và kinh tế của Trung Hoa trở nên cực kỳ bi đát. Nông nghiệp ở miền Nam sút giảm nghiêm trọng. Trước đây, triều đình nhà Minh thường trông cậy vào nông nghiệp từ phương nam để cung cấp cho kinh đô, mỗi năm khoảng 4 triệu thạch gạo, đến nay thì không còn nữa. Tình trạng khó khăn đó hiện hữu từ đời Vạn Lịch, đến đời Sùng Trinh thì không còn cách gì cứu vãn nữa. Nhiều tỉnh trù phú dọc theo duyên hải và sông Dương Tử, các vùng Dương Châu, Thông Châu thì lại bị nạn cướp biển khiến các thương nhân không hoạt động được. Thêm vào đó, sau 250 năm, số lượng thành viên hoàng tộc ngày càng phình to gây ra gánh nặng to lớn với ngân sách. Theo quy chế nhà Minh, những người có liên hệ huyết thống với hoàng gia (con cháu [[họ Chu]] của Minh Thái Tổ [[Chu Nguyên Chương]]) đều được trợ cấp bằng tiền ngân sách. Cuối thời Minh, số người đó tính ra khoảng trên 60.000 và vẫn tiếp tục tăng lên, những người đó không lao động buôn bán, chỉ ngồi nhận tiền chu cấp của triều đình để sống một cuộc đời nhàn hạ và xa hoa.