Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 153:
 
Kể từ giai đoạn giữa thời nhà Minh, số tiền thiếu hụt của quốc khố đã vô cùng nghiêm trọng. Những năm Chính Đức, ngân khố thiếu 351 vạn lượng. Con số này vào những Gia Tĩnh thứ 7 ở mức 111 vạn lượng, tới năm Long Khánh thứ nhất đã lên tới 345 vạn lượng.
 
Nhà Minh là triều đại chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của biến đổi khí hậu, giai đoạn khí hậu lạnh (1583-1717) còn được “Tiểu Băng Hà”, tương ứng những năm cuối triều Minh. Trong vòng 100 năm, do ảnh hưởng của Tiểu Băng Hà, lần đầu tiên khu vực Thái Hồ (trung tâm của lưu vực sông Dương Tử) bị đóng băng. Trong 68 năm cuối thời Minh (1577-1644), có đến 28 năm thời tiết giá rét nghiêm trọng. Đặc biệt, từ năm 1629, giá rét khác thường kéo dài liên tục. Khí hậu giá rét kéo theo sự sụt giảm sản xuất nông nghiệp, làm phát sinh nạn đói và lưu dân, khiến các cuộc khởi nghĩa nông dân cũng nổ ra nhiều hơn.
 
Từ trung kỳ về sau, Đại Minh thường phát sinh nông dân khởi nghĩa, đến thời kỳ Minh Tư Tông do triều chính hỗn loạn và quan viên tham ô bất tài, nhu cầu phục vụ chiến tranh với Hậu Kim và quân Hậu Kim cướp đoạt, cùng với việc khí hậu trở nên lạnh hơn do [[Thời kỳ băng hà nhỏ|tiểu băng kỳ]], sản lượng nông nghiệp giảm gây nên đói kém trên quy mô toàn quốc, những điều này đều làm tăng gánh nặng cho nhân dân. Năm 1627, dân đói tại [[Trừng Thành]] thuộc Thiểm Tây tiến hành bạo động, khởi đầu cho giai đoạn ''"Minh mạt dân biến"''.