Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50:
 
=== Tính đích thực (authenticity) ===
Nhiều người viết về hiện sinh đã được nhắc ở trên coi chủ đề về sự tồn tại đích thực(authentic existence) là quan trọng. Sự tồn tại đích thực liên quan đến ý tưởng rằng người ta phải "tạo ra chính mình" và sau đó sống theo "cái mình" được tạo ra ấy. Ý nghĩa của tính đích thực(authenticity) là trong hành động, người ta nên hành động như chính mình (oneself), chứ không phải như "những hành động của chính họ" ("one's acts") hay "các gen của chính họ" ("one's genes") hay bất kì bản chất (essence) nào khác yêu cầu họ. Hành động đích thực là hành động phù hợp với tự do của mỗi người. Vì điều kiện của tự do là ''tính thực tế'' (facticity), nó bao gồm tính thực tế của mỗi người, nhưng không đến mức độ mà tính thực tế này, có thể theo bất kỳ cách thức nào, quyết định lựa chọn siêu việt (transcendental) của họ (theo nghĩa mà người ta sau đó có thể đổ lỗi rằng chính nền tảng [tính thực tế] của họ đã đưa ra lựa chọn mà cá nhân họ chọn [một cái gì đã được chọn, xuất phát từ sự siêu việt của họ]). Vai trò của tính thực tế trong mối quan hệ với tính đích thực thể hiện ở việc cho phép các giá trị thực sự của một người (one's actual values) được thể hiện ra khi người ta đưa ra lựa chọn (thay vì, như Esthete của Kierkegaard, "chọn" một cách ngẫu nhiên), và nhờ thế người ta chịu trách nhiệm cho hành động này thay vì lựa chọn một trong hai hoặc không cho phép các lựa chọn có giá trị khác nhau.<ref>Bách khoa toàn thư Stanford về triết học, chủ nghĩa hiện sinh, [http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#Aut 2.3 Tính xác thực]</ref>
 
Trái ngược với điều này, sự không đích thực(inauthentic) là sự từ chối sống theo tự do của mỗi người. Điều này có thể ẩn dưới nhiều hình thức, từ giả bộ rằng các lựa chọn đều là vô nghĩa hoặc ngẫu nhiên, thông qua việc thuyết phục bản thân mình rằng một số dạng thức của ''tất định luận'' ([[:en:Determinism|determinism]]) là đúng, đến một loại "bắt chước" khi mà một người làm theo cách mà "mỗi người nên làm".
 
Việc "mỗi người nên làm gì" thường được quyết định bởi hình ảnh mà người ta có, về cách một người như chính mình (giả sử, một người quản lý ngân hàng, người thuần hóa sư tử, gái mại dâm, v.v.) làm. Trong [[Tồn tại và hư vô]], Sartre nêu ra ví dụ về một người bồi bàn mang ''đức tin xấu ([[:en:Bad_faith_(existentialism)|bad faith]])'': anh ta chỉ mới đơn thuần tham gia vào "sự trình diễn" về một bồi bàn điển hình, cho dù rất thuyết phục.<ref name="Jean-Paul Sartre 2003">Jean-Paul Sartre, Bản ''thể và hư vô'', Kinh điển Routledge (2003).</ref> Hình ảnh này thường phù hợp với một số dạng chuẩn mực xã hội, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả hành động tuân theo các chuẩn mực xã hội đều là không đích thực: Điều chính yếu là thái độ của mỗi người với sự tự do và trách nhiệm của chính mình, và mức độ mà mỗi người hành động tương ứng với sự tự do ấy.