Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 100:
Chủ nghĩa hiện sinh đã nổi lên như là một phong trào trong [[văn học]] và [[triết học]] thế kỷ 20, chịu ảnh hưởng của một số nhà triết học thế kỷ 19 mà nổi bật nhất là [[Søren Kierkegaard]] và [[Friedrich Nietzsche]], tuy rằng nó đã có những người đi tiên phong từ các thế kỉ trước. Vào thế kỷ 20 chủ nghĩa hiện sinh nổi lên là một phong trào triết học với sự đóng góp của [[Martin Heidegger]], [[Jean-Paul Sartre|Jean Paul Sartre]], [[Simone de Beauvoir]]. [[Franz Kafka]], [[Albert Camus]] và [[Fyodor Mikhailovich Dostoevsky|Fyodor Dostoevsky]] cũng đã miêu tả các chủ đề hiện sinh trong các tác phẩm văn học của mình.
 
=== Nguồn gốc ===
Từ "Chủ nghĩa hiện sinh" (''Existentialism'') được tạo ra bởi nhà triết học người Pháp [[Gabriel Marcel]] vào giữa thập niên 1940. Đầu tiên, khi Marcel sử dụng khái niệm này trong một hội thảo vào năm 1945, [[Jean-Paul Sartre]] bác bỏ nó. Sartre sau đó đã thay đổi suy nghĩ và sử dụng nó trong bài thuyết trình của mình vào 29/11/1945 tại [[Paris]]. Bài thuyết trình sau đó được xuất bản thành cuốn sách ngắn mang tựa đề "''Existentialism is a Humanism - Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân bản''". Cuốn sách này khiến tư tưởng hiện sinh trở nên nổi tiếng.
=== Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche ===
[[Søren Kierkegaard|Soren Kierkegaard]] và [[Friedrich Nietzsche]] là hai nhà triết học được xem là những người đặt nền tảng cho chủ nghĩa hiện sinh. Họ chú trọng vào những sự trải nghiệm chủ quan của con người hơn những chân lý khách quan của toán học và [[khoa học]], cái mà họ coi rằng quá xa cách để hiểu được những trải nghiệm của con người. Giống như [[Pascal (định hướng)|Pascal]], họ quan tâm đến cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa của cuộc sống và việc sử dụng sự giải trí để tránh khỏi sự [[buồn chán]]([[:en:Boredom|boredom]]). Không như Pascal, Kierkegaard và Nietzsche còn xem xét vai trò của sự lựa chọn [[quyền tự do|tự do]] - đặc biệt là về những giá trị và niềm tin căn bản - và những lựa chọn đó thay đổi bản chất của người lựa chọn thế nào. [[Hiệp sĩ của niềm tin]] ([[:en:Knight_of_faith|Knight of faith]]) của Kierkegaard và [[Siêu nhân (Nietzsche)|Siêu nhân]] (Overman) của Nietzsche là hình mẫu về những người tự mình định ra bản chất của sự tồn tại của mình. Kierkegaard và Nietzsche hoàn toàn đối lập nhau trong vấn đề về sự tồn tại của [[Thượng đế]] và sau này chính hai ông đã mở đường cho hai nhánh triết học hiện sinh khác nhau: hữu thần (Kierkegaard) và vô thần (Nietzsche). Những cá nhân lý tưởng này tự tạo ra những giá trị cho chính bản thân họ. Kierkegaard và Nietzsche cũng là những tiền thân cho các phong trào triết học khác và [[tâm lý học]].
Hàng 112 ⟶ 110:
Tuy rằng có một số xu hướng chung, giữa các nhà tư tưởng hiện sinh vẫn có những sự khác biệt và bất đồng (nổi bật nhất là sự chia rẽ giữa các nhà hiện sinh vô thần như Sartre và các nhà hiện sinh hữu thần như Tillich).<ref>''Existentialism: From Dostoevsky to Sartre''. (Cleveland: The World Publishing Company, 1956, 11</ref>
 
=== Chủ nghĩa hiện sinh tại Nam Việt Nam ===
Tại Nam Việt Nam, sau năm 1963 cùng với sự cáo chung của thuyết nhân vị, chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào miền Nam và có ảnh hưởng đến tầng lớp trí thức tiểu tư sản, ở cả hai hướng hoặc duy tâm hoặc duy vật, những người "kẹt giữa hai làn đạn". Một mặt, không thể chối cãi rằng nó dẫn đến phản ứng “nổi loạn”, “tận hưởng cuộc đời” của một bộ phận thanh niên không tìm thấy đường đi trong chiến tranh. Mặt khác, nó gợi lên những suy tư, trăn trở về thân phận con người, ý thức trách nhiệm trước tình cảnh đất nước và chọn lựa thái độ ứng xử cũng như hành động nhập cuộc vì tha nhân. Có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã đáp ứng nỗi ưu tư của con người và khao khát tự khẳng định khuôn mặt tinh thần của mình trong hoàn cảnh chiến tranh, đòi hỏi người trí thức không thể đứng “bên dòng lịch sử”. Sau ngày "Đổi mới", triết học hiện sinh được du nhập trở lại Việt Nam và hấp dẫn một bộ phận giới trung lưu, trong bối cảnh một nền kinh tế thị trường gây phân hóa xã hội.