Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Hữu Thúy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n sửa đổi chú thích, liên kết
Dòng 1:
'''Lê Hữu Thúy''' ([[1926]]- 2000) là một [[Gián điệp|tình báo viên]] chiến lược trong cuộc [[chiến tranh Việt Nam]]. Ông nổi tiếng với vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường [[Sài Gòn]] vào cuối năm 1969. Ông đã được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu [[Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân|Anh hùng lực lượng vũ trang]] năm 1996.
 
== Xuất thân và tham gia hoạt động cách mạng ==
Lê Hữu Thúy còn được gọi là '''Năm Thúy''' hay '''Thắng''', hoặc bí danh '''Lê Thụy.'''<ref name="ReferenceA">Báo Quân đội Nhân dân Xuân 2009, "Điệp vụ hoàn hảo trong lao tù" - Hồng Hải</ref>. Khi viết báo, ông còn sử dụng nhiều bút danh như '''Khánh Hà''', '''Nhị Hà''', '''Nhị Hồ''',...
 
Ông sinh năm 1926 tại [[Hoằng Hóa]], [[Thanh Hóa]], trong một gia đình nhà Nho khá giả xuất thân khoa bảng. Bố mất sớm, mẹ ông nuôi ông và 4 chị em gái. Thuở nhỏ, ông theo học tại trường trung học [[Alexandre de Rhodes]] của Nhà chung Thanh Hóa và tốt nghiệp Tú tài. Tại đây, ông làm quen với một [[linh mục]] [[dòng Anh Em Thuyết Giáo|dòng Đa Minh]], cha Thiên Phong Bửu Dưỡng, vốn là một giáo sư triết học nổi tiếng tại Hà Nội.
Dòng 8:
Năm 1945, vốn có tinh thần yêu nước, ông tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền và gia nhập Đoàn thanh niên Cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận [[Việt Minh]]. Năm 1947, ông công tác tại Ty Công an Thanh Hóa. Do có trình độ học vấn khá, sau khi tham gia kháng chiến một thời gian, ông được cấp trên điều động sang công tác tình báo, được huấn luyện phục vụ cho hoạt động sau này. Năm 1949, ông được bí mật kết nạp Đảng. Tháng 6 năm 1950, ông được lệnh trở về Hà Nội hoạt động với bí danh '''A.25'''.
 
Ông theo học bậc Đại học với giáo sư [[Nguyễn Phúc Bửu Dưỡng|Bửu Dưỡng]] vừa đi dạy kiếm sống tại trường trung học Nam Đồng của Dòng Chúa Cứu Thế ở Ô Chợ Dừa Hà Nội. Cũng trong thời gian này, từ năm 1951, ông tham gia hoạt động xã hội trong nhóm trí thức mang tên "Chi hội hòa bình" tại Hà Nội và làm quen với [[Huỳnh Văn Trọng]], một cơ sở của ông về sau này, qua sự giới thiệu của linh mục Bửu Dưỡng.<ref>Có thể trong thời gian này ông cũng có tiếp xúc với một sinh viên trường Y là [[Trần Kim Tuyến]], trùm mật vụ sau này, vốn cũng là một đồng hương Thanh Hóa và sinh hoạt trong "Chi hội hòa bình".</ref>. Ông cũng bắt đầu viết báo, cộng tác với tuần báo "Đạo binh đức Mẹ", do linh mục Nguyễn Ngà là chủ bút.
 
== Vào Nam và bắt đầu hoạt động tình báo ==
Tháng 10 năm 1954, theo chỉ thị của cấp trên, ông di cư vào Nam. Thời gian đầu, với kinh nghiệm viết báo ở Hà Nội, ông tham gia cộng tác viết bài cho báo Đời Mới, chủ bút là ông [[Trần Văn Ân]]. Báo này là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Bình dân Nam Việt, năm dưới ảnh hưởng của tướng [[Bảy Viễn]], theo khuynh hướng chống [[Thủ tướng]] [[Ngô Đình Diệm]]. Đầu năm 1955, được sự giới thiệu của Huỳnh Văn Trọng, khi đó là Đổng lý văn phòng cho Tổng trưởng Nội vụ [[Huỳnh Văn Nhiệm]],<ref>Về sau ông Nhiệm là Hội trưởng Trung ương Giáo hội [[Phật giáo Hòa Hảo]] tại miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.</ref>, một người của [[việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng|đảng Dân xã Hòa Hảo]], ông chuyển sang làm công cán ủy viên tại văn phòng Bộ này, trợ lý cho Huỳnh Văn Nhiệm. Cùng năm, ông lập gia đình với bà Ngô Thị Như.
 
==Thâm nhập Phong trào Cách mạng Quốc gia==
Cuối năm 1955, [[Ngô Đình Diệm]] chủ trương tiêu diệt và làm tan rã lực lượng [[Bình Xuyên]] và các giáo phái. Chính phủ liên hiệp đổ, nhờ linh mục Bửu Dưỡng giới thiệu, Lê Hữu Thúy viết bài cộng tác cho báo "Tinh thần" của Nha tổng tuyên úy Công giáo, rồi gia nhập [[Phong trào Cách mạng Quốc gia]], một tổ chức ủng hộ [[Ngô Đình Diệm]]. Được sự giới thiệu của Nguyễn Thiệu, Chủ tịch Phong trào tại Đô thành Sài Gòn, ông gia nhập đảng [[Đảng Cần lao Nhân vị|Cần lao Nhân vị]] để đảm bảo vị thế chính trị trong chính quyền mới.
 
== Trở thành Thiếu úy Nha An ninh Quân đội ==
Trong thời gian sinh hoạt tại Phong trào Cách mạng Quốc gia, ông tiếp cận với một đồng hương Thanh Hóa là ông [[Võ Văn Trưng]], một [[Đại biểu Quốc hội|dân biểu]], Ủy viên Trung ương Phong trào, một trong nhưng người thân cận của Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ. Năm 1956, ông làm chủ nhiệm Tuần báo "Sinh lực", do ông Võ Văn Trưng đỡ đầu. Đầu năm 1958, khi [[Đại tá]] [[Đỗ Mậu (Việt Nam Cộng Hòa)|Đỗ Mậu]] được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, nhờ sự tiến cử của Võ Văn Trưng và Nguyễn Thiệu, thậm chí cả của [[Trần Kim Tuyến]],<ref>Loạt bài phóng sự của Đặng Văn Nhâm</ref>, ông được tuyển vào An ninh Quân đội, với cấp bậc Chuẩn úy đồng hóa, về sau được thăng Thiếu úy.<ref>Một số tài liệu cho rằng ông được giao chức Trưởng phòng An ninh(?)</ref>.
 
== Bị bắt và giam giữ tại Huế ==
Dòng 24:
Theo một số tài liệu, Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung, do ông Dương Văn Hiếu là Trưởng đoàn, phát hiện kể từ năm 1958, mỗi khi phát hiện hay tình nghi một "điệp viên Cộng sản" hoạt động trong quân đội, thường thông báo cho Nha An ninh Quân đội điều tra để loại trừ, thì chỉ ít lâu sau là những người này đã biến mất. Do đó đã nghi ngờ sự rò rỉ từ Thiếu úy An ninh Quân đội Lê Hữu Thúy và đã bí mật bắt giữ ông vào cuối năm 1959 mà không thông báo cho Nha An ninh Quân đội biết.
 
Từ năm 1960, ông bị chuyển ra Huế và giam giữ chờ xác minh tại trại giam Tòa Khâm. Điều bất ngờ là tại đây cũng tập trung nhiều cơ sở cũ của ông như Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật, thậm chí có cả cấp trên của ông là ông [[Trần Quốc Hương|Mười Hương]]. Việc giam giữ này kéo dài đến năm 1963, khi cuộc đảo chính đã lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Ông được thả tự do, và theo tường thuật của Minh Chuyên (Tiền Phong Online), thì chính vợ ông đã đốt hồ sơ mật tại trại Tòa Khâm để phi tang chứng cứ các điệp viên tại đây.<ref name=tienphong>[http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=159024&ChannelID=13 Những người nằm trong Phủ Tổng thống Sài Gòn - Vinh quang và cay đắng]</ref>.
 
== Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo ==
Dòng 46:
 
==Trở về với cuộc đời bình lặng==
Tháng 7 năm 1973, ông được phía [[Việt Nam Cộng hòa]] trao trả theo quy chế tù binh. Sau khi kiểm tra thông tin, ông được công nhận quân hàm Thượng úy Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, giống như hầu hết các cán bộ tình báo khác, thân phận thực của ông vẫn chưa được xác nhận công khai. Mãi đến năm 1990, ông mới được phục hồi đảng tịch, được thăng vượt cấp từ thượng úy lên [[Đại tá]].<ref name="tienphong" />
Mãi đến năm 1990, ông mới được phục hồi đảng tịch, được thăng vượt cấp từ thượng úy lên [[Đại tá]]<ref name="tienphong" />.
 
Hoạt động tình báo của ông được khắc họa trong cuốn tiểu thuyết "Điệp viên giữa biển lửa" do ông viết dưới bút danh Nhị Hồ.