Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đội Quốc gia Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 116:
Tháng 5 năm 1953, Việt Minh đã cho thấy khả năng thực sự của Quân đội Quốc gia Việt Nam, khi lần thứ hai trong vòng chưa đầy 2 năm, ba đại đội Việt Minh tấn công một trường huấn luyện tại [[Nam Định]] bắt phần lớn sĩ quan đang được huấn luyện tại đây và thu giữ toàn bộ vũ khí của trường mà không bị một thương vong nào.<ref>Spencer C.Tucker, ''Encyclopedia of the Vietnam War'', ABC-CLIO, 2000, tr. 474.</ref> Một ví dụ khác là trong [[Chiến dịch Điện Biên Phủ|Trận Điện Biên Phủ]], khi thấy các đơn vị Pháp quanh đó bị tiêu diệt, nhiều binh sĩ Quân đội Quốc gia Việt Nam đã đồng loạt đào ngũ, hay tiểu đoàn Dù 5 được điều đi tái chiếm Đồi Độc Lập do bị nã pháo đã tự ý bỏ nhiệm vụ khi mới tiến được nửa đường.
 
[[Đài Tiếng nói Việt Nam]] nhận định: ''"Quân đội “Quốc gia Việt Nam” của [[Bảo Đại]] là để bảo vệ nền thống trị của người Pháp ở Đông Dương. Viên tướng tư lệnh [[Phạm Văn Phú]], kẻ đã bại trận thảm hại tại chiến trường Tây Nguyên năm 1975, cũng từng là lính Việt chiến đấu hăng hái bên các chiến hữu Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Tại Điện Biên, ông Phạm Văn Phú khi đó đã si mê hát [[Quốc ca Pháp]], hô hào các binh sĩ ngụy khác đánh trả quân đội Việt Minh của tướng Võ Nguyên Giáp"''.<ref name="vov.vn">[http://vov.vn/blog/chinh-nghia-khong-thuoc-ve-che-do-viet-nam-cong-hoa-396862.vov Chính nghĩa không thuộc về chế độ “Việt Nam Cộng hòa”], VOV, 23/04/2015</ref>
 
[[Edmund A. Gullion]], Bí thư Cố vấn Pháp ở Sài Gòn (từ 1950) cho rằng: ''"Thật khó mà truyền được một tinh thần dân tộc hăng say vào một đội quân người bản xứ mà sĩ quan và hạ sĩ quan của họ đều là người Pháp da trắng… Các đơn vị Việt Nam đi hoạt động rất ít khi được người Pháp hỗ trợ… Có lẽ dấu hiệu có ý nghĩa nhất và cũng là đáng buồn nhất trong việc Pháp thiếu sót không tổ chức được quân đội Việt Nam thực sự độc lập và có thế chiến đấu theo cách của De Lattre hiểu, là ở Điện Biên Phủ đã vắng bóng mọi đơn vị chiến đấu Việt Nam. Đó là một cuộc trình diễn của Pháp"''. Tại Điện Biên Phủ, ngày 6/5/1954, người Việt chiếm gần 3% số sĩ quan, 16,2% số hạ sĩ quan, 39,2% số lính. Tuy nhiên quân đội Quốc gia Việt Nam có tinh thần chiến đấu thấp và có ít tiếng nói trong việc quyết định các vấn đề chiến thuật và chiến lược, và cũng có rất ít lý do để chiến đấu một cách mãnh liệt trong một cuộc chiến tranh của người Pháp<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 657-658</ref>.