Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đội Quốc gia Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 121:
 
[[Đài Tiếng nói Việt Nam]] nhận định: ''"Quân đội “Quốc gia Việt Nam” của [[Bảo Đại]] là để bảo vệ nền thống trị của người Pháp ở Đông Dương. Viên tướng tư lệnh [[Phạm Văn Phú]], kẻ đã bại trận thảm hại tại chiến trường Tây Nguyên năm 1975, cũng từng là lính Việt chiến đấu hăng hái bên các chiến hữu Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Tại Điện Biên, ông Phạm Văn Phú khi đó đã si mê hát [[Quốc ca Pháp]], hô hào các binh sĩ ngụy khác đánh trả quân đội Việt Minh của tướng Võ Nguyên Giáp"''.<ref name="vov.vn">[http://vov.vn/blog/chinh-nghia-khong-thuoc-ve-che-do-viet-nam-cong-hoa-396862.vov Chính nghĩa không thuộc về chế độ “Việt Nam Cộng hòa”], VOV, 23/04/2015</ref>
 
Tháng 10/1951, nghị sĩ [[John F. Kennedy]] - về sau trở thành [[Tổng thống Mỹ]] - đã đến Việt Nam để khảo sát. Lúc đó, Mỹ đang tài trợ một cách hào phóng cho cuộc chiến tranh của [[thực dân Pháp]] ở Đông Dương, nhưng Kennedy tự hỏi: tại sao viện trợ dồi dào của Mỹ vẫn không thể giúp Pháp chiến thắng? Ông nêu lên một câu hỏi khiến tướng De Lattre, Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương phải tức giận: ''“Làm sao ông có thể trông mong người Việt Nam (quân đội Quốc gia Việt Nam) sẽ gắng sức chiến đấu để duy trì nước họ như một bộ phận của Pháp?"''<ref>Arthur M. Schlesinger. Jr., A Thousand Days, Nhà xuất bản Fawcett, New York, 1967, tr. 300.</ref>:
 
[[Edmund A. Gullion]], Bí thư Cố vấn Pháp ở Sài Gòn (từ 1950) cho rằng: ''"Thật khó mà truyền được một tinh thần dân tộc hăng say vào một đội quân người bản xứ mà sĩ quan và hạ sĩ quan của họ đều là người Pháp da trắng… Các đơn vị Việt Nam đi hoạt động rất ít khi được người Pháp hỗ trợ… Có lẽ dấu hiệu có ý nghĩa nhất và cũng là đáng buồn nhất trong việc Pháp thiếu sót không tổ chức được quân đội Việt Nam thực sự độc lập và có thế chiến đấu theo cách của De Lattre hiểu, là ở Điện Biên Phủ đã vắng bóng mọi đơn vị chiến đấu Việt Nam. Đó là một cuộc trình diễn của Pháp"''. Tại Điện Biên Phủ, ngày 6/5/1954, người Việt chiếm gần 3% số sĩ quan, 16,2% số hạ sĩ quan, 39,2% số lính. Tuy nhiên quân đội Quốc gia Việt Nam có tinh thần chiến đấu thấp và có ít tiếng nói trong việc quyết định các vấn đề chiến thuật và chiến lược, và cũng có rất ít lý do để chiến đấu một cách mãnh liệt trong một cuộc chiến tranh của người Pháp<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 657-658</ref>.