Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Hoàn Kiếm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
 
'''Hồ Hoàn Kiếm''' (chữ Nôm: 湖還劍 hoặc 還劍湖) còn được gọi là '''Hồ Gươm''' (trong [[:Tập tin:Hanoi quartier administratif petit lac map plan 1886.jpg|bản đồ Hà Nội năm 1886]], hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - ''Lac de Hoan Guom''), là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố [[Hà Nội]]. Hồ có diện tích khoảng 12 ha<ref>{{Chú thích web|url=http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Ho-Hoan-Kiem-Thap-Rua-den-Ngoc-Son/200910/213.vnplus|tiêu đề=Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn|ngày tháng= |ngày truy cập=ngày 29 tháng 3 năm 2014}}</ref>. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê mạt]]).
Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu [[thế kỷ 15]] gắn với truyền thuyết vua [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] trả gươm báu cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và [[Rùa Hồ Gươm|rùa]] lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội ([[hoàn Kiếm|quận Hoàn Kiếm]]) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
 
==Vị trí địa lý==
Dòng 38:
==Lịch sử==
[[Tập tin:Tháp Rùa 6.jpg|nhỏ|phải|230px|Hồ Hoàn Kiếm với [[Tháp Rùa]]]]
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời [[Lê Thánh Tông|Hồng Đức]] thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu [[sông Hồng]] chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng <ref>[http://www.vietnamplus.vn/Home/Ho-Guom--Vien-ngoc-luc-thuy-giua-long-Ha-Noi/20102/35077.vnplus Hồ Gươm - "Viên ngọc" lục thủy giữa lòng Hà Nội] Báo vietnamplus.vn, truy cập ngày 12/2/2011</ref>. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
 
Thời Lê Trung hưng ([[thế kỷ 16]]), khi [[chúa Trịnh]] cho chỉnh trang [[Hoàng thành Thăng Long]] để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 [[Trịnh Giang]] cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.
Dòng 86:
 
==Hệ sinh vật hồ==
[[Tập tin:NNU Rùa ĐềnngọcSơn.jpg|nhỏ|phải|230px|Tiêu bản sinh vật ([[Rùa Hồ Gươm]]) được lưu trữ ở [[Đền Ngọc Sơn]]]]
===Rùa===
[[Rùa Hồ Gươm|Rùa hồ Gươm]] có tên khoa học là ''Rafetus leloii'', họ [[Họ Ba ba|Ba Ba]] (Trionychidae) trong [[bộ Rùa]] (Testudies), lớp [[Sauropsida]] (Mặt [[thằn lằn]]). Rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể, cả bốn cá thể đều đã chết (một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho của [[Bảo tàng Hà Nội]] và một đã bị giết thịt năm 1962 - 1963 khi bò lên vườn hoa Chí Linh)