Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Grand Theft Auto IV”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 49:
=== Bối cảnh ===
[[Tập tin:Detailed Map of Liberty City (GTA IV).png|thế=Bản đồ thế giới mở của GTA IV|nhỏ|Bản đồ hoàn chỉnh và chi tiết của thế giới trong Grand Theft Auto IV, trong đó thành phố Alderney ở phía tây; Algonquin ở trung tâm; ở phía đông, từ trên xuống, có quận Bohan, Dukes và Broker.]]
Grand Theft Auto IV lấy bối cảnh năm 2008, vào khoảng giữa tháng 4 và tháng 9, ở các thành phố Liberty và Alderney (dựa trên New York và Jersey). Thành phố Liberty trong game được thiết kế lại từ Grand Theft Auto III và Grand Theft Auto: Liberty City Stories, dựa trên bốn quận của [[thành phố New York]] (game đã loại bỏ quận [[Đảo Staten|Staten Island]] của New York mà trong phiên bản thành phố Liberty của Grand Theft Auto III gọi là Staunton Island) là: Broker (tức [[Brooklyn]]), Dukes (tức [[Queens]]), Bohan (tức [[The Bronx|Bronx]]) và Algonquin (tức [[Manhattan]]). Ngoài ra, trò chơi còn có nhiều liên tưởng đến New York và những tập đoàn, công ty của nước Mỹ, như [[Quảng trường Thời Đại|Quảng trường Thời đại]], [[Đảo Liberty|đảo Tự Do]], [[tòa nhà Empire State]], [[Công viên Trung tâm]], trụ[[Trụ sở [[Liên Hiệp Quốc|trụ sở Liên Hợp Quốc]],... Grand Theft Auto IV xảy ra trong chiều không gian khác với các tựa game trước (thuộc chiều không gian 3D) nhưng cùng dòng thời gian với Grand Theft Auto V - game tiếp theo của dòng trò chơi, cũng như hai bản đi kèm của nó, là The Ballad of Gay Tony và The Lost and Damned (tức chiều không gian HD).
=== Cốt truyện ===
[https://gta.fandom.com/vi/wiki/Niko_Bellic Niko Bellić], một người cựu binh gốc [[Nam Tư]], [[nhập cư]] trái phép vào thành phố Liberty sau nhiều tháng lênh đênh trên con tàu ''Platypus''. Mục đích của anh khi đến đây là để đoàn tụ với người em họ của mình là Roman và cùng nhau theo đuổi [[Giấc mơ Mỹ]], và để tìm kiếm một kẻ chỉ điểm mà đã phản bội tiểu đội của anh trong [[chiến tranh Nam Tư]] mười lăm năm về trước, khiến mười hai đồng chí của anh tử trận. Tuy nhiên, khi đến nơi, Niko mới phát hiện ra rằng Roman đã khoác lác với anh về số tài sản kếch sù và sự giàu sang của mình ở Mỹ. Thực ra, Roman phải đương đầu với nợ nần chồng chất vì đánh bạc và thường bị lũ chủ nợ bắt nạt - họ phải sống trong một căn nhà đổ nát và bần thỉu. Khi Niko lái xe cho hãng taxi của Roman, anh đã gặp và làm quen với nhiều cư dân ở Liberty. Trong đó có Little Jacob, một tên buôn vũ khí người [[Jamaica]] và Michelle, bạn gái mới của Niko.
Dòng 59:
Cơ quan của Niko đã tìm ra được kẻ đã phản bội tiểu đội của anh, Darko Brević, và đem hắn tới Mỹ để anh quyết định số phận của hắn. Sau khi đã đối mặt với quá khứ, cũng là lúc Niko dần thoát ra khỏi xã hội đen, Jimmy Pegorino, một tên trùm mafia mà đã từng là sếp của Niko, yêu cầu (và nài nỉ) anh thực hiện một thỏa thuận về [[heroin]] với Dimitri. Niko phải lựa chọn: hoặc là bắt tay với Dimitri, hoặc là trả đũa hắn.
 
Nếu người chơi chọn làm việc với Dimitri, hắn sẽ lại phản bội Niko và giữ lấy heroin cho riêng hắn. Sau này, Dimitri phái một sát thủ tới đám cưới của Roman và Mallorie để hạ sát Niko, nhưng khi anh phản kháng lại, hắn đã lỡ bắn chết Roman. Dimitri cũng đã phản bội Pegorino và bắn chết hắn, nhưng rồi chính y đã bị Niko giết chết trong căm hận.
 
Nếu người chơi chọn trả thù Dimitri, Niko sẽ lại lên con tàu ''Platypus'' và đáu súng với lũ tay sai của Dimitri. Cuối cùng, anh tìm thấy Dimitri và bắn chết hắn. Sau này, ở đám cưới của Roman và Mallorie, Pegorino - phẫn nộ vì Niko đã làm phản hắn - bắn lái Niko, nhưng đã bắn trượt và lỡ giết chết Kate. Lúc đó bị toàn bộ thế giới ngầm của thành phố Liberty coi là kẻ thù, Pegorino cuối cùng đã bị Niko, Jacob và Roman giết.
Dòng 115:
|GSpot = 10/10
|IGN = 10/10
|GameRev={{rating|4.5|5}}|Fam=39/40|GT=9,8/10|OPM=10/10|OXMUK=9,5/10|GB={{rating|5|5}}}}Grand Theft Auto IV được giới phê bình đồng loạt ca ngợi. Metacritic cho điểm trung bình là 98 trên thang 100, thể hiện rõ "sự tán dương toàn thể". Đây là trò chơi được đánh giá cao nhất trên trang web này, chỉ sau ''The Legend of Zelda: Ocarina of Time.'' Các nhà phê bình đánh giá cao cốt truyện, thế giới mở, và hệ thống chiến đấu của trò chơi. Hilary Goldstein, nhà phê bình của IGN cảm thấy rằng tựa game đã "đặt ra một tiêu chuẩn mới cho các trò chơi thế giới mở", còn Andrew Reiner của Game Informer thì viết rằng "trò chơi đã thay đổi diện mạo của việc chơi game".
 
Các nhà phê bình tán dương thiết kế thế giới mở của trò chơi và có người khen ngợi sự tự do mà trò chơi đem lại cho người chơi. Nhà báo Seth Schiesel của tờ New York Times coi thành phố Liberty là "ngôi sao" của trò chơi. Jon Hicks, viết cho tạp chí Official Xbox, cũng rất ấn tượng với thành phố Liberty và dành lời khen cho hệ thống AI của game. Andy Robinson của tạp chí Computer and Video Games thì cảm thấy rằng thế giới của trò chơi "hoàn toàn không thể so bì được". IGN viết rằng thành phố Liberty "tồn tại trong chiều không gian riêng của nó và theo một cách chính chủ". Crispin Boyer của trang 1UP.com hoan nghênh "khung cảnh ngoạn mục, phong cảnh vô cùng đa dạng và vẻ ngoài sống động" của trò chơi. Trái lại, Jesse Constantino từ trang Game Revolution thì lại không thấy ấn tượng với thành phố trong trò chơi, dù có khen ngợi cốt truyện hay.
 
Các nhà phê bình cũng đề cao câu truyện của trò chơi. Nhà phê bình Goldstein của IGN thấy rằng một tông màu tối hơn cho cả khung cảnh và cốt truyện của trò chơi là hoàn toàn chấp nhận được, dù đây là điều chưa có tiền lệ trong dòng trò chơi nói chung. Hicks, của tờ OXM, thì đã ngạc nhiên trước chiều sâu tổng thể của câu truyện. Reiner của tờ Game Informer thì viết rằng sự tự do mà trò chơi mang lại cho người chơi đã làm cho anh thích thú với câu chuyện. Những lựa chọn trong trò chơi (như lựa chọn kép, lựa chọn tha mạng,...) cũng được đông đảo nhà phê bình ưa thích. Boyer của 1UP.com cảm thấy rằng game có yếu tố của "sự thỏa chí trong việc chơi lại". Tom Bramwell của Eurogamer cho rằng những lựa chọn này là một sự thay đổi hợp lý cho "những tên trùm cuối to lớn".
 
Những nhân vật trong trò chơi - cụ thể là Niko cũng được chào đón nồng nhiệt. Hicks và Robinson đều gọi Niko là một nhân vật "cuốn hút" và "dễ mến", nói rằng họ ưa chuộng Niko hơn những nhân vật chính trước đây của dòng game. George Walter, viết cho trang GamesRadar+ ấn tượng với chiều sâu tâm lý của nhân vật. Goldstein thì thấy rằng khi lâm vào hoàn cảnh khó thì Niko rất dễ cảm thông. Jeff Gerstmann của trang Giant Bomb coi Niko là "thứ duy nhất mà tôi thực sự quan tâm" khi chơi. Schiesel của tờ New York Times thì xướng tên Niko là một trong những nhân vật dễ nhận thấy và ưa chuộng nhất, cho rằng đó là thành quả của kịch bản hấp dẫn của game, còn Boyer thì khen ngợi đặc tính của trò chơi khi làm nhiệm vụ - đó là sự tương tác giữa các nhân vật.
 
Nhiều nhà phê bình nhận thấy hệ thống chiến đấu phản ứng nhanh hơn so với các trò chơi trước, đặc biệt ca ngợi việc bổ sung hệ thống che chở. Justin Calvert của GameSpot đã viết rằng hệ thống che chắn làm cho việc chiến đấu của trò chơi trở thành một "sự cải tiến lớn" so với các trò chơi trước đó. Reiner của Game Informer đồng tình, cho rằng hệ thống nhắm mục tiêu khiến người chơi cảm thấy có trách nhiệm cho những nhân vật bị giết. Goldstein của IGN đã ca ngợi sự linh động của hệ thống ẩn nấp và cảm thấy rằng cơ chế ngắm tự động là một "công cụ tuyệt vời trong các cuộc đáu súng lớn". Walter của GamesRadar+ đã viết rằng hệ thống chắn đạn đó đã "mở đường cho một phong cách làm nhiệm vụ mới". David McComb của Empire gọi cơ chế chiến đáu là "sắc bén và đậm tính bản năng", và Hicks của OXM cảm thấy rằng hệ thống đó cho phép người chơi thực hiện kế hoạch tấn công dễ hơn. Ngoài hệ thống chiến đấu, hầu hết các nhà phê bình đều lưu ý rằng việc lái xe là thực tế hơn so với các trò chơi trước. Robinson của CVG cảm thấy rằng việc xử lý phương tiện đã cho thấy sự chân thực, trong khi Hicks của OXM gọi là "xuất sắc". Costantino của Game Revolution đã ca ngợi sự cải tiến về cơ chế của trò chơi, đặc biệt là hoạt hình nhân vật và động cơ vật lý của trò chơi, mang đến sự minh họa chân thật hơn về các phương tiện.
 
Các nhà phê bình khen ngợi thiết kế âm thanh. Goldstein của IGN đã ca ngợi diễn xuất của các diễn viên và việc sử dụng âm nhạc được cấp phép. Calvert của GameSpot và Walter của GamesRadar+ cũng khen ngợi việc âm nhạc được cấp phép, sau này còn ngưỡng mộ sự hài hước của các chương trình nói chuyện của đài phát thanh trong game. Michael Pinson của The Pro Audio Files đã ca ngợi các tính năng riêng biệt của thiết kế âm thanh của trò chơi, bao gồm không khí của thành phố, âm nhạc được cấp phép, các cuộc đối thoại của nhân vật, và các hiệu ứng âm thanh xe cộ và vũ khí - chung quy hoan nghênh nhà phát triển đã kết hợp các tính năng lại với nhau. Carolyn Gudmundson của GamesRadar cũng ca ngợi nhạc nền của trò chơi, đề cao sự phù hợp của nó với bối cảnh của trò chơi.
 
Chế độ nhiều người chơi trực tuyến của trò chơi đã nhận được phản ứng tích cực từ các nhà phê bình. Reiner của Game Informer đã ca ngợi khả năng tùy biến nhân vật có sẵn trong chế độ nhiều người chơi và lưu ý rằng nó chạy "mượt mà" như trò chơi một người chơi. Boyer của 1UP.com gọi các chế độ nhiều người chơi là "xuất sắc", và Goldstein của IGN đã gọi nó là một trong những chế độ tốt nhất. Hicks của OXM gọi chế độ nhiều người chơi là "giải trí cực kỳ", trong khi Walter của GamesRadar ca ngợi quá trình "liền mạch" khi tham gia chế độ nhiều người chơi. Gerstmann của Giant Bomb, Costantino của GameRevolution thì đều cảm thấy chia rẽ về phần chơi mạng, Constantino coi nó là một "ý tưởng tuyệt vời", nhưng cảm giác như các vấn đề kết nối dẫn đến trải nghiệm "hỏng hóc".