Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 326:
===Ban hành hiến pháp mới (tháng 7- tháng 9 năm 1791)===
 
Hầu hết các thành viên của Quốc hội vẫn ủng hộ thiết lập một nhà nước [[quân chủ lập hiến]] hơn là một nước [[cộng hòa]]. Theo Hiến pháp mới chính thức được ban hành vào ngày 3 tháng 9 năm 1791, Pháp sẽ trở thành một nước theo chế độ quân chủ lập hiến. Nhà vua là người đứng đầu nhà nước, là tư lệnh tối cao các lực lượng lục quân và hải quân, có quyền phê chuẩn hay bác bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hay cách chức các [[bộ trưởng]], các sứ thần và nhân viên ngoại giao, các tư lệnh quân đội. Nhà vua có "quyền phủ quyết tương đối"; nghĩa là ông có thể trì hoãn việc thông qua một đạo luật, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn việc ban hành đạo luật đó. [[Quốc hội|Quốc hội lập pháp]] là cơ quan tối cao ban hành pháp luật. Cả nước được chia làm 83 [[đơn vị hành chính]] có diện tích và dân số gần bằng nhau, được quản lý theo nguyên tắc thống nhất.
 
Hiến pháp 1791 được xem là không bình đẳng nếu xét theo tiêu chuẩn ngày nay. Nó chia công dân thành hai loại: công dân tích cực và công dân tiêu cực tùy theo tài sản của họ. Chỉ những "công dân tích cực" tức những người có tài sản thì mới có quyền bầu cử hoặc ứng cử. Phụ nữ cũng bị hạn chế các quyền tự do như giáo dục, tự do nói, viết, in và thờ cúng.
 
===Đối phó với thù trong giặc ngoài (Tháng 10 năm 1791- tháng 8 năm 1792)===
 
Vào tháng 8 năm 1791, Hoàng đế [[Leopold II, Hoàng đế La Mã Thần thánh|Leopold II của Áo]] và Quốc vương [[Frederick William II của Phổ|Frederick William II]] của Phổ ban hành [[Tuyên ngôn Pillnitz]], tuyên bố ý định can thiệp quân sự vào Pháp nhằm khôi phục chế độ [[quân chủ chuyên chế]]. Điều này làm cho người Pháp tức giận, và chính phủ cách mạng đã quyết định quân sự hóa khu vực biên giới.
 
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1791, Quốc hội Lập pháp chính thức đi vào hoạt động. Phe cánh hữu trong Quốc hội gồm có 260 đại biểu thuộc phái [[Feuillants]], là những người ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, kiên quyết bảo vệ quyền lực của nhà vua. Phe cánh tả chủ yếu gồm các đại biểu thuộc phái "[[Girondin]]" (xuất thân từ vùng trồng [[nho]] ở tỉnh [[Gironde]] phía nam đất nước), bên cạnh đó là một số ít các đại biểu thuộc phái "[[Jacobin]]" (còn gọi là phái Núi) do [[Robespierre]] lãnh đạo, đây là thành phần có tư tưởng cực đoan nhất trong Quốc hội.
 
Nội bộ của Quốc hội bắt đầu chia rẽ xung quanh việc có nên tuyên chiến với [[Áo]] và [[Phổ]] hay không. Phái Girondin nhiệt tình ủng hộ tiến hành chiến tranh, trong khi phái Jacobin lại phản đối việc gây chiến với các thế lực ngoại bang mà thay vào đó mong muốn chính quyền cách mạng tập trung dập tắt các mầm mống nổi loạn trong nước. Mâu thuẫn giữa hai phái Girondin và Jacobin sẽ ngày càng trở nên gay gắt trong vòng một năm tiếp theo.
 
Để đối phó với mối đe dọa chiến tranh vào tháng 8 năm 1791 từ Áo và Phổ, các nhà lãnh đạo của Quốc hội đã coi một cuộc chiến như là một biện pháp để tăng cường sự ủng hộ cho chính phủ cách mạng, và người dân Pháp cũng như Quốc hội đều tin rằng họ sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến chống lại Áo và Phổ. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1792, [[Pháp]] tuyên chiến với Áo. Cuối tháng 4 năm 1792, Pháp xâm chiếm và sáp nhập [[Hà Lan thuộc Áo]] ([[Bỉ]] và [[Luxembourg]] ngày nay).
 
Để tăng cường lực lượng cho cuộc chiến tranh với Áo và Phổ, vào ngày 11-7 Quốc hội lập pháp đã ra lệnh động viên quân tình nguyện. Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng vạn quần chúng tự vũ trang, tình nguyện tham gia quân đội. Đội quân tình nguyện tiến về kinh đô Paris, hát vang bài ca ""[[La Marseillaise]]". Bản anh hùng ca này về sau trở thành [[Quốc ca]] của nước Pháp.
 
Sau vụ đào tẩu Varennes, công chúng Pháp đã đánh mất hoàn toàn niềm tin vào hoàng gia. Đến mùa hè năm 1792, toàn thể Paris đã chống lại nhà vua và kêu gọi Quốc hội phế truất nhà vua, nhưng Quốc hội lại tỏ ra do dự về vấn đề này. Vào rạng sáng ngày 10 tháng 8 năm 1792, đám đông quần chúng Paris và binh lính từ khắp nước Pháp diễu hành đến [[Cung điện Tuileries]] nơi nhà vua trú ngụ. Đám đông đã tấn công Cung điện và tàn sát dã man Đội Vệ binh Thụy Sĩ được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà vua. Khoảng 2/3 binh lính của Đội Vệ binh Thụy Sỹ đã bị giết hại trong nỗ lực bảo vệ cung điện, xác chết của họ vung vãi khắp nơi, nhiều bộ phận cơ thể của họ bị ném cho [[chó]] ăn. Nhiều binh lính còn bị cắt bỏ [[bộ phận sinh dục]] rồi nhét vào miệng. Khoảng 650 Vệ binh Thụy Sỹ đã chết trong buổi sáng đẫm máu đó, số còn lại bị đánh đập dã man rồi tống vào các nhà giam. Cùng lúc đó, nhà vua và gia đình đang ẩn náu trong tòa nhà Quốc hội. Đến giữa trưa, tòa nhà bị bao vây bởi hàng ngàn binh lính và người dân Paris có vũ trang. Đến 11:00 giờ trưa, một phiên họp của Quốc hội Lập pháp đã thông qua quyết định phế truất nhà vua và bãi bỏ chế độ quân chủ. Bản thân đức vua cùng với gia đình bị bắt giam.
 
Trước tình hình đó, vào ngày 19 tháng 8, một đội quân Phô dưới quyền Công tước Brunswick đã xâm chiếm Pháp và bao vây [[Longwy]].
 
==Chú thích==