Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Tháng Mười”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 113:
Với những người cộng sản và các [[phong trào giải phóng dân tộc]] chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng này, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do [[giai cấp công nhân|giai cấp vô sản]] tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng [[chủ nghĩa xã hội]]. Cách mạng Tháng Mười đã giải phóng các dân tộc thiểu số trên [[Đế quốc Nga]] khỏi thân phận phụ thuộc, bị [[Sa hoàng|chế độ Sa hoàng]] áp bức, bóc lột. Sau cuộc [[cách mạng]] này, hàng loạt [[nhà nước]] của các dân tộc bị áp bức trên lãnh thổ nước Nga ra đời. Ngoài ra, Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân các nước [[thuộc địa]], mở ra con đường cải biến chủ nghĩa tư bản và giải phóng các dân tộc bị áp bức.
 
Nhà nghiên cứu văn hóa P.B. Churbanov tuyên bố Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng vĩ đại, cuộc cách mạng ấy diễn ra là tất yếu và, trong thời điểm lịch sử đó, không ai ngoài những người Bolshevik có thể giữ vững được chính quyền. Học giả Ia. A. Kesler, tác giả của rất nhiều cuốn sách về đề tài chính trị và lịch sử, cũng đồng tình với ý kiến ấy, rằng Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ là tất yếu, hợp với quy luật phát triển của lịch sử, bởi lẽ, từ thời điểm đó hình thức tồn tại kiểu chế độ Nga hoàng đã lỗi thời, không còn hướng phát triển. Giáo sư tiến sĩ Sử học, chính trị gia B.Ph. Slavin với bài phát biểu có nhan đề đầy hứa hẹn nhiều điều thú vị ''"Cách mạng: huyền thoại và hiện thực"'', đã khẳng định rằng chính biến tháng Mười là đỉnh cao của việc giải quyết các vấn đề xã hội chính trị mà vào giai đoạn đó, chính quyền Nga hoàng mục nát không thể giải quyết được. Cuộc cách mạng này đã đưa nhân dân đến với sự bình đẳng giữa các công dân trong xã hội, sự thống nhất và đoàn kết giữa các dân tộc.<ref name="sugia.vn">http://www.sugia.vn/index.php?mod=news&cpid=19&nid=30&view=detail</ref>.
 
Có một số người theo [[chủ nghĩa chống cộng]] như nhà văn [[Ivan Shmelyov|Ivan Shmelev]] gọi đó là cuộc tàn sát, còn Vasilii Rozanov thì gọi nó là Vụ cướp bóc, hoặc một số con chiên của [[Chính thống giáo Đông phương|Giáo hội Chính Thống giáo Nga]] coi Cách mạng Tháng Mười như một ngày quốc tang.<ref name="sugia.vn"/>. Có một số nhà sử học Phương Tây thì xem Cách mạng tháng Mười là một cuộc đảo chính bạo lực đã thiết lập nên một chính quyền độc tài toàn trị ở nước Nga <ref>Norbert Francis, “[http://www.ijors.net/issue6_2_2017/pdf/__www.ijors.net_issue6_2_2017_article_2_francis.pdf Revolution in Russia and China]: 100 Years,” ''International Journal of Russian Studies'' 6 (July 2017): 130-143.</ref> <ref>{{cite book|author=Stephen E. Hanson|title=Time and Revolution: Marxism and the Design of Soviet Institutions|url=https://books.google.com/books?id=wSaLSRHnoygC&pg=PA130|year=1997|publisher=U of North Carolina Press|page=130}}</ref>, họ cho rằng [[Bolshevik|Đảng Bolshevik]] trên thực tế đã không thực sự nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, minh chứng là những người Bolshevik chỉ giành được thiểu số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào tháng 12 năm 1917<ref>Acton, Critical Companion, 7–9.</ref>. Nhưng tựu trung, không thể phủ nhận Cách mạng tháng Mười có thể thành công được là nhờ được đa số nhân dân Nga ủng hộ. Trong một loạt những ý kiến này đều vang lên một kết luận dường như là chân lý: ''"Trong chiến tranh, người chiến thắng là kẻ trong thời điểm lịch sử cụ thể ấy đang nắm giữ chân lý. Và thời điểm năm 1917 xa xưa, Hồng quân đã thắng."''<ref name="sugia.vn"/>. Nhờ sự ủng hộ của đa số nhân dân mà nhà nước Bolshevik non trẻ mới có thể huy động được lực lượng để đập tan các nhóm chống cách mạng trong nước, và còn đánh thắng được cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, đó là điều không ai có thể phủ nhận được<ref>http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/thoi-su-chinh-tri/item/34603902-tu-cach-mang-thang-muoi-den-cach-mang-thang-tam-cai-nhin-va-bai-hoc.html</ref>