Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 270:
 
Tuy trang bị mạnh hơn các triều đại trước, nhưng quân đội nhà Tống bị đánh giá là yếu so với quân đội các triều đại lớn khác trong lịch sử Trung Quốc. Không chỉ thất bại trong chiến lược thu phục 16 châu Yên Vân, nhà Bắc Tống còn liên tục thất thế trong các cuộc chiến tranh với bên ngoài, phải dâng tiền cấp dưỡng cho Liêu, Hạ trong suốt một thời gian dài, về sau thì bị mất lãnh thổ phía Bắc và tay [[nhà Kim]], cuối cùng thì mất nước vào tay Mông Cổ. Đó là bởi những nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan như:
*Quốc sách của nhà Tống bị đời sau đánh giá là ''“thủ nội hư ngoại”'' (quá chú trọng vào việc nội bộ khiến đất nước mất đi ưu thế với bên ngoài). Vấn đề thứ nhất là nạn “nhũng binh”: khi đất nước gặp phải thiên tai, các Hoàng đế Tống triều thường chiêu mộ thêm một lượng lớn binh sĩ, cấp lương bổng cho họ để làm yên lòng dân. Dưới thời [[Tống Thái Tổ]], quân đội toàn quốc có 37,8 vạn người. Con số này đã tăng lên tới gần 66,6 vạn người vào thời [[Tống Thái Tông]]. Đến thời [[Tống Chân Tông]], quân số đã tăng lên 91,2 vạn và chính thức đạt tới 125,9 vạn dưới thời [[Tống Nhân Tông]]. Từ đó về sau, số lượng binh sĩ của nhà Tống thường duy trì ở mức 110 vạn quân. Quân số quá lớn trở thành gánh nặng lớn đối với tài chính quốc gia. Một học sĩ thời đại này từng đánh giá: ''“Mười phần (ngân sách quân sự) thì có tới chín phần cung ứng cho quân đội, vậy mà vẫn không đủ vì số lượng binh lính quá nhiều.”'' Quân đông như vậy nhưng chất lượng binh sỹ lại kém, vì nhiều người già cả, ốm yếu vẫn cứ ở trong quân ngũ để lĩnh lương, triều đình không dám sa thải lượng lớn binh sỹ ốm yếu vì sợ dân chúng bất bình.
* Tống Thái Tổ lập quốc trong kỳ thời rối loạn [[Ngũ Đại Thập Quốc|Ngũ đại Thập quốc]]. Để giải quyết một cách triệt để tình thế hỗncác loạn,tướng phiên trấn làm loạn từ cuối [[Nhà Đường|đời Đường]], ông tăng cường chế độ tập quyền trung ương, tước giảm quyền lực của các võ tướng, đặt ra hàng loạt các quy định giám sát để ngăn chặn việc võ tướng làm phản. Chính sách này đã giải quyết triệt để tình trạng võ tướng làm loạn từ cuối nhà Đường, nhưng về lâu dài đã làm suy yếu quân đội, làm võ tướng mất dần khả năng chỉ huy tác chiến, tướng không biết lính, lính không quen tướng, các tướng cũng chẳng phối hợp tốt với nhau nên quân đội chẳng còn sức chiến đấu. Cơ cấu quân sự bị quan liêu hóa nghiêm trọng, công tác chỉ huy cản trở lẫn nhau, hiệu quả tác chiến thấp. [[Chu Hi|Chu Hy]] thời [[Nhà Tống|Nam Tống]] đã chỉ ra: ''"Triều đình biết được cái gương xấu của [[Ngũ Đại Thập Quốc|Ngũ đại]], binh cũng thu, tài chính cũng thu, thưởng phạt hành chính đều thu, châu quận dần dần trở nên khó khăn yếu kém"''. Câu nói đó đã chỉ ra đúng "căn bệnh" do chính sách tập trung quyền lực cao độ của Tống Thái Tổ gây ra.
* Nhà Tống có chính sách ''“sùng văn ức võ, dĩ văn chế võ”''. Các vua từ [[Tống Chân Tông]] trở đi đều là văn nhân, không quen chinh chiến như 2 đời vua đầu (Thái Tổ, Thái Tông), nên việc quân Nhà Tống bị đình trệ. Tống triều có lệ trọng dụng quan văn, việc cầm quân đôi khi còn được giao cho quan văn. Cũng theo đó, địa vị của võ tướng trong triều tương đối thấp, bị tập đoàn quan văn coi thường. Do vậy, ít có người đủ tài năng đi theo nghiệp võ, tướng soái vô năng khiến cho quân đội tuy đông nhưng sức chiến đấu lại kém.
* Hậu Tấn Cao Tổ [[Thạch Kính Đường]] đã đem tặng mười sáu châu [[Yên Vân]] cho nước Liêu của người Khiết Đan. Khu vực này từ thời [[Hán triều|Hán]], [[Đường Triều|Đường]] đã là nơi chuyên cung cấp chiến mã và [[kỵ binh]], một lực lượng có sức mạnh cơ động, đột kích vượt trội trong thời trung cổ. Kết quả là đến thời nhà Tống thì Trung Quốc bị thiếu kị binh, chủ yếu chỉ dựa vào bộ binh nên lúc nào cũng ở vào thế bị động phòng thủ trước các cuộc tấn công của kị binh các nước Liêu, Hạ, nếu quân Tống rời khỏi thành trì để giao chiến hay truy kích quân địch thì rất dễ thất bại. Suốt đời [[Tống Thái Tổ]] luôn muốn khôi phục 16 châu Yên Vân, tuy nhiên các lần bắc phạt của ông đều thất bại do thiếu 1 đội kỵ binh đủ ngăn được sự tiếp viện của quân Liêu. Tình trạng quân đội yếu ớt về kỵ binh, thiếu sức cơ động đã kéo dài suốt thời Nhà Tống.