Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 295:
[[Tập tin:425203204 640068f512 o.jpg|200px|left|thumb|Bình gốm thời Tống]]
Khoáng sản chủ yếu thời Bắc Tống bao gồm vàng, bạc, đồng, sắt, chì, thiếc, than đá. Thời Tống Nhân Tông tại vị, có đến hơn 270 mỏ khoáng sản kim loại, tăng hơn 100 điểm so với những năm thịnh Đường. Thời kỳ Nhân Tông, mỗi năm khai thác hơn 15 nghìn lạng vàng, hơn 29 nghìn lạng bạc, hơn 5 triệu cân đồng, 7,24 triệu cân sắt, hơn 90 nghìn cân chì, hơn 33 vạn cân thiếc.
 
[[Robert Hartwell]] đã chứng minh sự mở rộng đáng kể ngành sản xuất sắt và thép ở Trung Quốc thời Bắc Tống (960-1126). Quy mô sản xuất cũng như nhân lực tại các xưởng luyện kim thời nhà Tống đã vượt xa những gì châu Âu đạt được trước khi bước vào thế kỷ 18, thời kỳ của Cách mạng Công nghiệp. Hartwell ước tính sản xuất sắt ở Trung Quốc vào năm 1078 là khoảng 150.000 tấn mỗi năm. Toàn bộ sản lượng sắt và thép ở châu Âu vào năm 1700 cũng không được nhiều như vậy. Tốc độ tăng trưởng sản xuất sắt và thép của Trung Quốc là 12 lần trong hai thế kỷ, từ 850 đến 1050.
 
Các ngành dệt sợi tơ, gai, lông đều rất phát đạt, và khu vực Tây Bắc phổ biến nghề đan len, còn tại các khu vực Tứ Xuyên, Sơn Tây, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Nam thì nghề dệt sợi gai hết sức hưng thịnh. Đến thời Nam Tống, Quản Nam Tây lộ (bao gồm cả [[bán đảo Lôi Châu]]) trở thành trung tâm nghề dệt sợi bông. Khu vực Lưỡng Chiết và Xuyên Thục thì có nghề dệt tơ, triều đình thiết lập Chức cẩm viện tại khu vực tập trung nghề dệt tơ. Khoảng năm 1295, [[Hoàng Đạo Bà]] đem kỹ thuật xe sợi dệt vải của người Lễ tại đảo Hải Nam đến Ô Nê kính tại Tùng Giang phủ, đồng thời cải tiến công cụ và kỹ thuật xe sợi dệt vải, có công lao đặc biệt trên phương diện mở rộng nghề dệt bông sợi{{RefTag|1={{chú thích sách|publisher=[[复旦大学]]|year=1982年|title=《中國古代經濟簡史》第五章 〈封建社会唐(后期)宋辽金元的经济〉|pages=第135頁}}}}.