Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế học cổ điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 4:
Người đại diện đầu tiên và được xem là ông tổ của kinh tế cổ điển là [[William Petty]] (1623 – 1687), người Anh. Những công trình của ông chuyên về lĩnh vực [[thuế]], [[hải quan]] và [[khoa học Thống kê|thống kê]]. Ông là một nhà kinh tế học được [[Karl Marx|K. Marx]] đánh giá cao qua các tác phẩm kinh tế chính trị của ông. Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm [[Adam Smith]] (1723-1790), [[David Ricardo]] (1772-1823), [[Thomas Malthus]] (1766-1834), [[John Stuart Mill]] (1806-1873). Theo họ kinh tế chính trị là kinh tế được nhìn bằng con mắt của chính trị gia do đó khoa kinh tế chính trị học nghiên cứu về sự giàu có của các quốc gia và cách thức các quốc gia này làm tăng của cải lên.
 
==Phương pháp luận==
Trường phái cổ điển đối lập với [[chủ nghĩa trọng thương]] trên nhiều phương diện, trong đó sự khác biệt biểu hiện ở phương pháp luận và đối tượng nội dung các luận thuyết. Thực tiễn giai đoạn phát triển kinh tế công xưởng lên [[công nghiệp hóa]] thể hiện sự trỗi dậy của lực lượng [[doanh nghiệp]] hoạt động trong [[sản xuất]] [[công nghiệp]], đẩy hoạt động buôn bán và cho vay vào hàng thứ yếu. Với lý do đó đối tượng nội dung của nghiên cứu kinh tế học chuyển từ lĩnh vực giao thương sang lĩnh vực sản xuất. Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đề xuất các định đề thu nhận từ các quy luật sản xuất có thể quan sát. Có thể nói, trường phái cổ điển biến kinh tế chính trị thành một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề kinh tế cơ bản nhất của một quốc gia trong đó trường phái này đề cao sự cạnh tranh tự do và cho đó là nền tảng để một nền kinh tế vận hành tốt đem lại sự giàu có cho một quốc gia.