Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 68:
Thực dân Pháp bắt đầu thay đổi quản lý hành chính các vùng chiếm được ở Bắc Kỳ kể từ năm [[1886]] bằng việc chia tách tỉnh có diện tích lớn nhất với các sắc tộc thiểu số khác nhau thành các tỉnh và đạo quân sự nhỏ hơn. Đầu tiên là lập tỉnh Mường [[Hòa Bình|Chợ Bờ]], tháng 6 năm 1886 (Đồng Khánh thứ 2), từ một phần các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Ninh Bình (các vùng có người Mường cư trú), tỉnh này sau đổi tên thành Phương Lâm rồi cuối cùng là Hòa Bình (năm 1892). Năm [[1888]], sau khi thành Bắc Kỳ trở thành một xứ trong Liên bang Đông Dương mới thành lập, Pháp thành lập 2 thành phố [[Hà Nội]] và [[Hải Phòng]] bên cạnh các tỉnh Hà Nội và Hải Dương (lấy thêm đất từ 2 tỉnh này cho 2 thành phố mới gộp thêm với 2 nhượng địa năm 1874). Tháng 1 năm 1889 (Thành Thái thứ nhất), Pháp tách phần lớn tỉnh Hưng Hóa để lập [[Quân đoàn bộ binh Bắc Kỳ|đạo quân binh IV]] (Quân đoàn Bắc Kỳ), lỵ sở tại Lào Cai gồm các tiểu khu Lao Cai, Vạn Bú, Yên Bái, Lai Châu (là đất 16 châu và 4 huyện của tỉnh Hưng Hóa). Năm 1890, Pháp công nhận quyền thế tập cai quản vùng người Thái cho gia tộc Đèo của [[Đèo Văn Trị]] ở đạo quan binh VI. Năm [[1890]], thành lập các tỉnh [[Hà Nam]] (từ phủ Lý Nhân của tỉnh Hà Nội), [[Thái Bình]] (từ phần bắc sông Hồng của tỉnh Nam Định và phủ Tiên Hưng của Hưng Yên). Năm [[1891]], lập ra tỉnh [[Hà Giang]]<ref>[http://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-niem-120-nam-thanh-lap-tinh-ha-giang-1314153649.htm Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Hà Giang, Dân trí, ngày 20/08/2011.]</ref> từ các hạt Hà Dương (Hà Giang) và Bắc Quang của tỉnh Tuyên Quang nơi đồn trú của đạo quân binh III Quân đoàn Bộ binh Bắc Kỳ, đặt đạo Vĩnh Yên từ phủ Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây.
 
Năm [[1895]], tỉnh [[Bắc Giang]] được thành lập từ phủ Lạng Giang của tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vạn Bú được thành lập từ 2 tiểu khu [[Sơn La]] và Lai Châu của đạo quân binh IV, (sau tỉnh này đổi thành tỉnh Sơn La năm 1904). Năm [[1898]] lập tỉnh [[Kiến An]] từ một phần tiếp giáp thành phố Hải Phòng của tỉnh Hải Dương. Tỉnh [[Vĩnh Yên]] được đổi từ đạo thành tỉnh dân sự năm [[1899]]. Năm [[1900]], lập tỉnh [[Yên Bái]]<ref>[http://dulichyenbai.gov.vn/Tin-tuc/Su-kien/Ky-niem-112-nam-thanh-lap-tinh-Yen-Bai-1141900-1142012-64.html Kỷ niệm 112 năm thành lập tỉnh Yên Bái 11/4/1900, đăng ngày 07/07/2012.]</ref> từ việc trích một phần đạo quân binh IV, lập tỉnh [[Bắc Cạn]] từ một phần tỉnh Thái Nguyên. Năm [[1902]] bỏ tỉnh Hà Nội lập tỉnh Cầu Đơ thay thế (đóng tỉnh lỵ tại Cầu Đơ), sau đổi thành tỉnh [[Hà Đông]] (năm 1904). Năm [[1903]], sau nhiều lần tách rồi nhập thêm các phần của các tỉnh Sơn Tây và Tuyên Quang vào thành tỉnh Hưng Hóa mới, thì tỉnh Hưng Hóa được đổi tên thành tỉnh [[Phú Thọ]]. Năm [[1905]], lập tỉnh [[Phúc Yên]] từ một phần các tỉnh Sơn Tây và Bắc Ninh. Năm [[1906]] lập tỉnh [[Hải Ninh]] từ phủ Hải Ninh của tỉnh Quảng Yên. Năm [[1907]] lập tỉnh [[Lào Cai]] từ phần cuối cùng còn lại của đạo quân binh IV. Năm [[1909]] tách ra để lập tỉnh [[Lai Châu]] từ tỉnh Sơn La, lúc này việc thiết lập hành chính của Pháp ở Bắc Kỳ mới ổn định.<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Các tỉnh nước Việt Nam ở đời Nguyễn, trang 214-219.</ref>
 
Đến những năm 1910 đầu thế kỷ 20, Bắc Kỳ có 2 thành phố và 27 tỉnh là: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phúc Yên, Hải Ninh, Lào Cai, Lai Châu.
Dòng 74:
Theo Ngô Vi Liễn viết trong cuốn Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ năm 1924, thì tới thập niên 1920 Bắc Kỳ có 29 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: 4 thành phố (2 thành phố độc lập: Hà Nội, Hải Phòng, và 2 thành phố thuộc tỉnh: Hải Dương, Nam Định), 4 đạo quan binh (Hải Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu), và 23 tỉnh: (Hải Dương, Nam Định, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phúc Yên, Lào Cai<ref>Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Ngô Vi Liễn, trang 557-558.</ref>. Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định được thành lập năm 1921<ref>[http://thanhpho.namdinh.gov.vn/front-end/index.asp?website_id=39&menu_id=2194&article_id=13771&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE Thành phố Nam Định, Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định.]</ref>. Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương được thành lập năm 1923<ref>[http://www.haiduong.gov.vn/thongtintongquan/huyentp/Pages/Th%C3%A0nhph%E1%BB%91H%E1%BA%A3iD%C6%B0%C6%A1ng.aspx Thành phố Hải Dương, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, ngày 8/27/2013.]</ref>. Số lượng này là không thay đổi cho đến hết thời [[Pháp thuộc]] (năm 1945) cũng là lúc Bắc Kỳ được đổi tên thành Bắc Bộ.
 
Vùng đất Bắc Kỳ tồn tại trên danh nghĩa vẫn thuộc lãnh thổ của Đại Nam, nhưng trên thực tế thuộc quyền cai trị của Thống sứ Bắc Kỳ (''Résident supérieur du Tonkin''; hay "Đông Kinh lưu trú quan đại thần") người Pháp. Các hiệp ước Pháp ký với triều đình nhà Nguyễn không được Trung Hoa công nhận. Phải đến sau [[Chiến tranh Pháp-Thanh]] (1884–1885), Pháp mới nắm toàn bộ chủ quyền của [[An Nam]] (miền Trung Việt Nam) và Bắc Kỳ. Năm [[1887]], Tonkin/Bắc Kỳ trở thành một xứ bảo hộ nằm trong [[Liên bang Đông Dương]]. Sau khi đảo chính Pháp, ngày [[20 tháng 3]] năm [[1945]], [[Nhật Bản|Nhật]] đã cử Thống sứ Nishimura tạm thời cai quản xứ này và đổi tên là '''[[Bắc Bộ Việt Nam|Bắc Bộ]]'''. Sau khi thành lập [[Quốc gia Việt Nam]] quốc trưởng [[Bảo Đại]] chính thức thaygọi là '''Bắc Phần''' thay cho "Bắc Bộ".
<gallery class="center">
File:TonKin1883.jpg|1883