Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Tín”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung) Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.172.116.164 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của DHN
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 36:
Hai tác phẩm của ông viết sau khi ra nước ngoài là ''Hoa xuyên tuyết'' và ''Mặt thật''. Cuốn ''Hoa xuyên tuyết'' được có mặt trong nhiều danh sách tài liệu tham khảo của các dự án nghiên cứu về [[Chiến tranh Việt Nam]].<ref>[http://www.clemson.edu/caah/history/facultypages/EdMoise/commview.html Vietnam War Bibliography: The Communist Viewpoint]</ref>
 
Nhà thơ [[Phan Xuân Hạt]] nói: ''“Ai chứ Bùi Tín thì tôi biết tận chân tơ kẽ tóc. Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy cảm thái quá, Bùi Tín cho là phe XHCN đang tan rã, Liên bang Xô viết sụp đổ, nước CHND Trung Hoa sẽ rối loạn, Bùi Tín tin là Việt Nam cũng sẽ nằm trong quỹ đạo đó. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập giương cờ để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt Nam”''<ref name="antgct.cand.com.vn">http://antgct.cand.com.vn/Nguoi-trong-cuoc/Bui-Tin-tuoi-xe-chieu-o-Paris-314317/</ref>
 
Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam, các bài viết của ông Bùi Tín thiếu khách quan, thiếu trung thực nên đã đưa ra những cách nhìn nhận và bình luận sai lệch. Do thiếu thông tin mà cũng có thể do thiếu một cái tâm sáng, nên ông đã không nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra những điểm mới trong quan điểm, nội dung, các bước tiến hành<ref>{{Chú thích web | url = http://nld.com.vn/chinh-tri/mot-binh-luan-sai-lech-ve-nghi-quyet-trung-uong-4-20120328105042680.htm | tiêu đề = Một bình luận sai lệch về Nghị quyết Trung ương 4 | tác giả = | ngày = 28 tháng 3 năm 2012 | ngày truy cập = 8 tháng 8 năm 2016 | nơi xuất bản = [[Người lao động (báo)|Người Lao động]] | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
===Cuộc sống khi lưu vong===
 
Tờ An ninh Thế giới đã dẫn lại một câu chuyện từng xảy ra tại [[Pháp]] khi Bùi Tín xuất hiện tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam do Thị trưởng Paris, Jean Tiberi, phối hợp với cộng đồng Pháp ngữ tổ chức tại Forum des Halles – Trung tâm văn hóa Pari từ 20/3 đến 20/5/2008. Đây là hoạt động mang tính quốc gia giữa hai nhà nước. Thị trưởng Tiberi nói: ''“Không, phía Pháp không mời ông ta (Bùi Tín)"''. Đại diện sứ quán Việt Nam nói ngay: ''“ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam”''. Ngay lập tức, Thị trưởng Tiberi cho người đến mời Bùi Tín rút khỏi cuộc triển lãm.<ref name="antgct.cand.com.vn">http://antgct.cand.com.vn/Nguoi-trong-cuoc/Bui-Tin-tuoi-xe-chieu-o-Paris-314317/</ref>
 
Bùi Tín là một người lính, được quân đội Việt Nam ưu ái nhưng lại đào nhiệm, mà lại là đào nhiệm trong thời hòa bình. Với tư cách một quân nhân thì [[đào ngũ]] là điều bị lên án nhất, không chỉ ở Việt Nam mà cả quân đội các nước khác cũng vậy. Nhà báo Nguyễn Đăng An từng nói chuyện với Bùi Tín, ông nói thẳng về 3 nỗi đau mà Bùi Tín phải chịu khi đào nhiệm và lưu vong ở xứ người<ref name="antgct.cand.com.vn" />:
:''“Nỗi đau thứ nhất, ông bị nhân dân Việt Nam coi như một [[Trần Ích Tắc]] phản nước hại dân. Ở Việt Nam ai cũng căm ghét Bùi Tín. Ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa.''
:''Nỗi đau thứ hai, giới trí thức ở hải ngoại cho rằng ông được ăn rất nhiều lộc của Việt Nam mà trở cờ như vậy là “thất đức, khó tin”. Ngay đến Võ Văn ái tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi ông là “phần tử bất hảo không đáng tin”''.
:''Nỗi đau thứ ba, nhiều Việt kiều yêu nước không thể tin được hành động chạy trốn của ông nên đoán già đoán non rằng Bùi Tín giả danh đào nhiệm để hoạt động gián điệp. Chính vì lẽ đó có người đã cho ông vay khá nhiều tiền mà mãi đến nay vẫn không dám đòi”''.
:''Ông nên biết rằng, ông giống như quả chanh có ít nước đã bị người ta vắt sạch. Nay quả chanh vô giá trị, ông đã bị người ta vứt vào sọt rác rồi. Ông có nhận ra điều ấy không?''
 
Bùi Tín nghe xong thì ngồi im lặng, không phản ứng hay nói lại gì được<ref name="antgct.cand.com.vn" />.
 
==Phát ngôn==
Trả lời câu nói của tổng thống cuối cùng Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa trong cuộc gặp mặt chuyển giao quyền lực tại Dinh Độc lập: -«Thưa quý ông! Chúng tôi chờ quý ông từ buổi sáng đặng chuyển giao chính quyền», Bùi Tín cho biết đã đối dáp: «Các ông còn có gì mà bàn giao; không thể bàn giao khi trong tay không còn có gì!» <ref>[https://www.voatiengviet.com/a/bui-tin-30-thang-4-2010-92439619/862051.html Tuyên bố của nhà báo Bùi Tín nhân ngày 30-4-2010], voatiengviet, 29.4.2010</ref>
 
Trong cuộc nói chuyện với ông Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc [[Thông tấn xã Việt Nam]] vào năm 1997, ông Huệ nói thẳng: ''“ở nhà chúng tôi đã đọc những bài viết và nghe những lời trả lời phỏng vấn đài BBC của ông. Chúng tôi thấy ông chửi tuốt, kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà chúng tôi biết ông cũng vô cùng kính yêu. ông có thể giải thích vì sao không?”''. Bùi Tín nói: ''"Mình cũng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ"'' Sau khi phân tích những tình tiết sai trái nhằm ý đồ xấu trong bài báo của Bùi Tín, ông Huệ nói: ''“Đụng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là đụng đến niềm linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam. ông biết rõ điều đó nhưng vẫn làm. Tại sao vậy?”''. Bùi Tín im lặng. Nhà báo Nguyễn Đăng An hỏi: ''“Bài viết này, tờ tạp chí trả nhuận bút cho ông được bao nhiêu?”''. Bùi Tín hồ hởi trả lời: ''“Họ trả mình những 2.000 USD đấy”''. Ông An nghĩ thầm: câu trả lời của ông ta chính là ở đây rồi.<ref name="antgct.cand.com.vn"/>
 
Bùi Tín nói rằng mình rất nhớ đất nước: ''"Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. Ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc. Tôi nói thật 100%"''. Nhà báo Nguyễn Đăng An đề nghị ông lên đài báo xin người trong nước tạ lỗi cho những gì trong nhiều năm qua, thì sẽ được trở về. Bùi Tín ngồi lặng im một lát rồi nói: ''“Mình không làm được nữa”''.<ref name="antgct.cand.com.vn"/>
 
==Xem thêm==
*[[Bất đồng chính kiến ở Việt Nam]]