Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 190:
Hai hoàng tử của Tống Lý Tông chết yểu, do vậy chọn con của em trai tên Triệu Dữ Nhuế là [[Triệu Kì]] làm hoàng tử. Do mẹ của Triệu Kì trong thời gian mang thai từng uống thảo dược phá thai, do vậy Triệu Kỳ sinh thiếu tháng. Tháng 6 năm Cảnh Định thứ 1 (1260), Tống Lý Tông hạ chiếu lập Triệu Kỳ làm thái tử. Ngày hai mươi sáu tháng 12 năm Cảnh Định thứ 5 (1264), Tống Lý Tông từ trần, Triệu Kì kế vị, tức là [[Tống Độ Tông]]. Sau khi kế vị, Tống Độ Tông không quản triều chính, Hữu thừa tướng Giả Tự Đạo do vậy chuyên quyền. Giả Tự Đạo kết đảng mưu tư lợi, bài xích những người bất đồng với mình, suốt ngày trong biệt thự tại Cát Lĩnh cùng thê thiếp nô đùa, do ông thích đấu dế, nên người đời gọi ông là "Tất suất tể tướng", tức tể tướng dế. Giả Tự Đạo cấm chỉ báo tin chiến sự cho Tống Độ Tông. [[Tương Dương (thành cổ)|Tương Dương]], [[Phàn Thành]] sau ba năm bị vây thì Tống Độ Tông mới biết được. Năm Hàm Thuần thứ 7 (1271), Hốt Tất Liệt tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh) kiến quốc, hiệu là "Đại Nguyên", kiến lập [[nhà Nguyên|triều Nguyên]]. Ngày chín tháng 7 năm Hàm Thuần thứ 10 (12 tháng 8 năm 1274), Tống Độ Tông từ trần ở tuổi 35.{{RefTag|name=宋蒙戰役}}Trước đó, ngày [[14 tháng 3]] năm 1273, [[Trận Tương Phàn|Tương Phàn thất thủ]] sau khi [[Lã Văn Hoán]] dâng thành đầu hàng quân Nguyên.
 
=== Hải chiến Nhai Môn, nhà Tống diệt vong ===
Sau khi [[Tống Độ Tông]] từ trần, hoàng tử [[Triệu Hiển]] kế vị khi mới 4 tuổi, tức là [[Tống Cung Đế]], triều Tống đương thời đã tiến vào trạng thái bế tắc. Mùa xuân năm Đức Hựu thứ 1 (1275), quân Nguyên công chiếm các trọng trấn về quân sự là [[An Khánh]] và [[Trì Châu]], uy hiếp Kiến Khang, phòng tuyến Trường Giang tan vỡ. Triều đình Tống hết sức kinh hãi, các giới đều hy vọng Giả Tự Đạo có thể xuất chinh, kết quả quân Tống đại bại, Giả Tự Đạo bị giáng chức, trên đường đi nhậm chức thì bị Trịnh Hổ Thần sát hại. Ngày hai mươi tháng 11 năm Đức Hựu thứ 1, [[Thường Châu]] bị chiếm, quân Nguyên tàn sát người trong thành. Không lâu sau, tin [[Bình Giang, Nhạc Dương|Bình Giang]] bị chiếm cũng đến, người Lâm An lo sợ. Tháng giêng năm Đức Hựu thứ 2 (1276), thành Lâm An cử hành nghi thức thụ hàng ngày [[4 tháng 2]] năm 1276 - tròn 316 năm ngày nhà Tống thành lập. [[Tống Cung Đế]] thoái vị, Nam Tống mất. Tuy nhiên, anh của Tống Cung Đế là [[Tống Đoan Tông|Triệu Thị]] và em là [[Tống đế Bính|Triệu Bính]] được đại thần bảo hộ đào thoát khỏi Lâm An.{{RefTag|1={{chú thích sách|author=黃仁宇|title=《中國大歷史》〈第十二章 西湖與南宋〉|pages=第189頁}}}}
 
Triệu Thị tức vị tại [[Phúc Châu]], tức là Tống Đoan Tông, cải niên hiệu là Cảnh Viêm (1276). Tuy nhiên, nội bộ triều đình đấu tranh không ngừng, vào tháng 11 năm Cảnh Viêm thứ 1, quân Nguyên tới sát Phúc Châu, ngày mười lăm tháng mười một, quyền thần là Trần Nghi Trung, Trương Thế Kiệt hộ tống Triệu Thị và Triệu Bính đi thuyền về phía nam. Mùa xuân năm Cảnh Viêm thứ 3 (1278), tiểu triều đình đến [[Lôi Châu]]. Ngày mười lăm tháng tháng tư, Triệu Thị từ trần khi gần 11 tuổi, Lục Tú Phu và chúng thần tôn [[Triệu Bính]] làm hoàng đế, cải niên hiệu thành Tường Hưng (1278). Đến khi Lôi Châu thất thủ trước quân Nguyên, tiểu triều đình dời sang Nhai Sơn (nay thuộc [[Giang Môn]], [[Quảng Đông]]). Tướng lĩnh quân Nguyên là [[Trương Hoằng Phạm]] lãnh quân truy kích, phát động tổng công kích Nhai Sơn, quân Tống không có năng lực chiến đấu, toàn tuyết thất bại, sử gọi là [[trận Nhai Sơn|hải chiến Nhai Sơn]]. Triệu Bỉnh theo Lục Tú Phu và hơn tám trăm thành viên hoàng tộc Tống nhảy xuống biển tự vẫn, đến đây thế lực hoàng tộc triều Tống bị tiêu diệt triệt để.{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈宋代 第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第254頁}}}}