Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế học cổ điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 10:
Kinh tế học cổ điển không công nhận chính sách [[bảo hộ mậu dịch]] của nhà nước và chú trọng phân tích các vấn đề của lĩnh vực [[sản xuất]] trong sự tách biệt khỏi lĩnh vực [[giao thương]]; đề xuất và áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiến bộ như phương pháp [[nguyên nhân-hậu quả]], [[suy diễn logic|suy diễn]], [[lập luận quy nạp|quy nạp]], [[logic trừu tượng]]. Tuy nhiên, việc đặt ra sự đối nghịch giữa hai lĩnh vực sản xuất và giao thương đã làm cho các nhà kinh tế học cổ điển đánh giá không đầy đủ những liên quan mật thiết giữa hai lĩnh vực đó, trong đó có ảnh hưởng của các yếu tố giao thương lên quá trình sản xuất.
 
Các nhà "kinh tế học thuộc trường phái cổ điển" tìm cách làm sáng tỏ cơ cấu hình thành [[giá trị]] [[hàng hóa]]. Họ cho rằng dao động của [[giá cả]] trên thị trường không liên quan đến "bản chất tự nhiên" của [[tiền]] và số lượng của chúng, mà liên quan đến các [[chi phí]] sản xuất. [[Phạm trù]] [[giá trị (kinh tế học)|giá trị]] vào thời đó được đánh giá là mấu chốt của phân tích kinh tế, là gốc rễ để nảy mầm các phạm trù khác. Vấn đề giá trị hàm chứa các câu hỏi như sau: giá trị biểu hiện giống như một hiện tượng và các dạng thức của nó thế nào? Cơ sở, nguồn gốc hay nguyên nhân nào của giá trị? Giá trị có đại lượng hay không và cách xác định đại lượng đó như thế nào? Cái gì có thể dùng để đo giá trị? Giá trị thực hiện chức năng nào trong lý thuyết kinh tế? Ngoài ra, việc đơn giản hóa phân tích và hệ thống hóa đã làm cho khoa học kinh tế học hướng đến phátviệc minhtạo ra các quymệnh luậtđề mangthuần tínhtúy kinh học, tương tự như trong vật lý học, nghĩa làtế không tính đến các yếu tố [[tâm lý học|tâm lý]], [[đạo đức]], [[luật pháp]] và các yếu tố xã hội khác.
 
Tăng trưởng kinh tế và phồn thịnh xã hội được cho là phụ thuộc vào sự năng động và trạng thái cân bằng cung cầu của nền kinh tế quốc gia. Trường phái cổ điển cho rằng cân bằng cung cầu trong kinh tế có thể đạt được một cách tự động theo [[quy luật thị trường]] của [[Jean-Baptiste Say]]. Trường phái cổ điển coi tiền tệ là một dạng hàng hóa đặc biệt trong thị trường hàng hóa, và chúng không thể bị thay thế bởi những thỏa thuận giữa mọi người. Tuy nhiên, chức năng của tiền chỉ được đánh giá là phương tiện trao đổi mang tính kỹ thuật.