Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế chính trị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 10:
 
==Phương pháp luận==
Kinh tế chính trị chịu ảnh hưởng của [[triết học chính trị]]. Các trường phái kinh tế chính trị được phát triển dựa trên quan điểm của các trường phái triết học chính trị. [[Chủ nghĩa tự do]] cho rằng nhà nước nên hạn chế can thiệp vào đời sống xã hội. Khi áp dụng quan điểm này vào kinh tế học tạo ra kinh tế chính trị học cổ điển. [[Chủ nghĩa bảo thủ]] quan niệm giá trị thặng dư tư bản thuộc về từng cá thể. Đại diện của chủ nghĩa bảo thủ là [[Thomas Hobbes]], [[Leo Strauss]]. Những nhà kinh tế chính trị chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo thủ thường phản đối sự phân phối lại tài sản, ủng hộ tự do kinh doanh thậm chí ủng hộ bảo hộ mậu dịch. [[Chủ nghĩa xã hội]] tin rằng mỗi cá thể tạo ra giá trị thặng dư đều là thành viên của xã hội nên giá trị thặng dư đó mang tính chất xã hội do đó cần được xã hội điều tiết. Điều này được phản ánh trong kinh tế chính trị học Marxist. [[Chủ nghĩa cộng sản]] cho rằng tăng trưởng kinh tế-xã hội do giá trị thặng dư xã hội sinh ra do đó nó phải thuộc về toàn thể xã hội. Đại diện của chủ nghĩa cộng sản là [[Karl Marx]], [[Friedrich Engels]], [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]] và [[Lev Davidovich Trotsky]].
 
* '''Phương pháp lấy quyền lực là trung tâm'''. Đây là phương pháp tiếp cận của [[kinh tế chính trị cổ điển]]. Do coi quyền lực là vấn đề trung tâm của chính trị, nên họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cách thức đạt được quyền lực trong nền kinh tế.