Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đàn tỳ bà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 28:
Đàn tỳ bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử.<ref name="youtube">[https://www.youtube.com/watch?v=QdBqfmFSNE4 Khám phá Trung Hoa: Đàn tỳ bà]</ref>.
 
Từ triều đại Tần – Hán cho đến Tùy – Đường, tất cả nhạc cụ gảy dây đều được gọi là '''Tỳ bà''' (琵琶, bính âm: pípá, Latin hóa: pipa), do đó có nhiều nhận định khác nhau về thuật ngữ này. Theo quyển [[:en:Shiming|Thích danh]] (釋名) thời [[Đông Hán]], tỳ bà có thể là từ tượng thanh, có nguồn gốc từ âm thanh của nhạc cụ phát ra. Trong những văn bản cổ xưa nhất, cái từ ''“tỳ bà”'' dù được viết khác nhau (''tỳ bà'' 枇杷 hay ''phê bà'' 批把) nhưng chúng vẫn có nguồn gốc từ người Hồ (có nghĩa là người ngoại quốc, người man di). Một tài liệu cuối thế kỷ thứ 3 (thời nhà Tấn) cho biết thuật ngữ ''“tỳ bà”'' đã xuất hiện trong triều đại [[nhà Tần]] (221–206 TCN). Ngày nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng cho rằng tỳ bà có khả năng xuất phát từ chữ barbat trong ngôn ngữ Ba Tư. Tóm lại, dẫu thuật ngữ tì bà xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ nào, nó là từ ngoại nhập hay do người Trung Quốc nghĩ ra thì có một điều chắc chắn rằng trong triều đại nhà Tần có một loại đàn gọi là '''Tần tỳ bà'''.
[[File:Female figure as Venus, T'ang dynasty.jpg|thumb|Tranh lụa vẽ một phụ nữ chơi tỳ bà (thời Đường)]]
Người ta tin rằng loại đàn này mô phỏng hình thức thô sơ của đàn ''Không[[:en:konghou|không hầu'']] (箜篌), tức đàn hạc Tàu và ''Huyền đào'' (弦鼗) – loại nhạc cụ có những dây đàn căng trên cái trống nhỏ gắn tay cầm, được cho là do những người xây dựng Vạn Lý trường Thành chế tạo vào cuối triều đại nhà Tần. Tần tì bà có cần đàn thẳng, hộp cộng hưởng tròn và 4 dây đàn theo chuẩn 12 nốt. Kiểu này về sau phát triển thành [[:en:Ruan|đàn nguyễn]] – nhạc cụ được đặt tên từ họ của nhạc sĩ [[:en:Ruan Xian|Nguyễn Hàm]] (阮咸) trong nhóm [[Trúc lâm thất hiền]] (竹林七賢). Tuy nhiên, cần chú ý, Tần tỳ bà có thân đàn tròn, do đó nó có thể là loại đàn trùng tên chứ không phải là loại tỳ bà mà chúng ta biết ngày nay (loại có thân đàn hình quả lê).
 
Về tỳ bà hình quả lê, có hai loại mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng có khả năng du nhập từ Trung Đông, từ vương quốc cổ Gandhāra (tiếng Phạn: गन्धार) hay Ấn Độ vào miền bắc Trung Quốc trong thế kỷ thứ 4. Loại thứ nhất gọi là '''Quy từ tì bà''' (龜茲琵琶,[[Bính âm Hán ngữ|Bính âm]]:Qiū cí pípá), có cần đàn cong với 4 chốt chỉnh dây và 4 dây đàn. Loại thứ hai gọi là '''Ngũ huyền tì bà''' (五弦琵琶, [[Bính âm Hán ngữ|Bính âm]]:Wǔ xián pípá), có cần đàn thẳng, 5 chốt chỉnh và 5 dây.