Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mikoyan-Gurevich MiG-21”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 196:
Ngày 27/2/2019, theo Ấn Độ tuyên bố thì 8 tiêm kích Ấn Độ và 24 chiến đấu cơ Pakistan đã tham gia trận không chiến lớn nhất từ năm 1971 giữa hai nước. Đội hình của Pakistan gồm 8 tiêm kích [[F-16]], 4 chiến đấu cơ [[Mirage III]], 4 máy bay [[JF-17]] cùng 8 phi cơ hộ tống, trong khi Ấn Độ đã triển khai 4 tiêm kích hạng nặng [[Su-30MKI]], hai chiến đấu cơ [[Mirage 2000]] cải tiến và hai máy bay MiG-21 nâng cấp (MiG-21 Bison) để đánh chặn. Ấn Độ cũng tuyên bố chiếc MiG-21 của Thượng tá Abhinandan Varthaman đã dùng tên lửa [[Vympel R-73]] bắn rơi 1 tiêm kích F-16 của Pakistan, ngay sau đó một tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM phóng từ 1 chiếc F-16 khác đã đánh trúng chiếc MiG-21 của Varthaman, buộc phi công này phải nhảy dù<ref>https://vnexpress.net/the-gioi/an-do-dung-tiem-kich-mig-21-ban-roi-chien-dau-co-f-16-pakistan-3888081.html</ref> Đây được coi là một bất ngờ lớn, khi mà MiG-21 với tuổi đời 50 năm (dù đã được nâng cấp) nhưng vẫn có thể bắn hạ được 1 chiếc tiêm kích hiện đại thế hệ 4 do Mỹ chế tạo. Nhà báo Italia [[David Cenciotti]], người điều hành trang web The Aviationist nổi tiếng, bình luận: ''"MiG-21 Bison là phiên bản nâng cấp từ mẫu MiG-21 cơ bản do Nga chế tạo. Mặc dù thiết kế của nó đã lỗi thời, nhưng khả năng linh hoạt và tăng tốc của nó cùng kính ngắm gắn trên mũ phi công kết hợp với tên lửa không đối không R-73 là những yếu tố biến MiG-21 trở thành đối thủ đáng sợ thực sự, ngay cả với những tiêm kích hiện đại hơn..."''<ref>http://soha.vn/mig-21-su-30-mki-mirage-2000-an-do-truy-duoi-f-16-pakistan-tran-khong-chien-kinh-dien-20190301150239368.htm</ref>
 
Tạp chí ''Foreign Policy'' đưa tin rằng phía Mỹ đã tiến hành kiểm tra F-16 theo yêu cầu của Pakistan và xác nhận không thiếu chiếc nào cuộc không chiến trên bầu trời Kashmir hôm 26/2.<ref>{{Chú thích web|url=https://thanhnien.vn/the-gioi/my-noi-pakistan-van-con-du-f16-du-an-do-noi-da-ban-ha-mot-chiec-1068058.html|title=Mỹ nói Pakistan vẫn còn đủ F-16, dù Ấn Độ nói đã bắn hạ một chiếc|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/the-gioi/my-xac-nhan-mig-21-an-do-khong-ha-duoc-f-16-pakistan-3905183.html|title=Mỹ xác nhận MiG-21 Ấn Độ không hạ được F-16 Pakistan|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref> Tuy nhiên, mấy ngày sau đó, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết họ không hề có cuộc điều tra nào về số lượng máy bay F-16 của Pakistan để xác định xem nước này có bị mất một chiếc trong trận chiến trên không xảy ra với máy bay chiến đấu MiG-21 của Ấn Độ vào ngày 27/2 hay không<ref>https://defenseworld.net/news/24576/US_Not_Aware_Of_Any_Pak_F_16_Count__Report</ref><ref>https://www.asianage.com/world/americas/060419/pentagon-not-aware-on-pak-f-16-count-after-feb-aerial-dogfight-with-iaf.html</ref>. Phía Ấn Độ thì đưa ra những hình ảnh hiển thị radar chưa được bên thứ 3 kiểm chứng nhằm chứng minh rằng chiếc F-16 của Pakistan đã bị bắn rơi<ref>https://www.japantimes.co.jp/news/2019/04/09/asia-pacific/radar-images-prove-pakistan-f-16-shot-says-indian-air-force/#.XNtz1UYzbIU</ref>, theo đó 1 máy bay cảnh báo sớm trên không của Ấn Độ đã xác định được tín hiệu của 3 chiếc F-16 và thấy một trong số đó đã biến mất hoàn toàn sau trận không chiến<ref>https://www.thedrive.com/the-war-zone/27331/indian-radar-data-that-supposedly-proves-they-downed-an-f-16-is-far-from-irrefutable</ref> Tuy nhiên MiG-21 chỉ mang được 4 quả tên lửa đối không và cả 4 tên lửa của MiG-21 đều được tìm thấy. Như vậy có nghĩa là chiếc MiG-21 bị bắn rơi đã không thể bắn hạ một chiếc F-16.<ref>https://vnexprese.net/4-qua-ten-lua-duoc-tim-thay-cung-xac-chiec-mig-21-cho-thay-tiem-kich-an-do-chua-kip-phong-qua-dan-nao-khi-bi-ban-ha/</ref>
 
=== Nam Tư cũ ===