Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mikoyan-Gurevich MiG-21”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Ấn Độ: Asianage là báo Ấn độ luôn
Dòng 186:
các máy bay MiG-21 của Không quân Ấn Độ đã phải trải qua đợt hiện đại hóa quy mô vào năm 1999. Nga đã nâng cấp sâu rộng 125 chiếc MiG-21Bis của Ấn Độ lên chuẩn “MiG-21-93 Bison”. Gói nâng cấp đã áp dụng một số công nghệ trên các loại tiêm kích thế hệ 4, như là thay mới radar cũ RP-21MA/RP-22 bằng loại Phazotron Kopyo - được phát triển dựa trên công nghệ dòng radar Zhuk với tầm trinh sát bán cầu trước đến 57 km, ở bán cầu sau là 25-30 km, có thể theo dõi mục tiêu RCS 3m2 tại khoảng cách 45 km. Kopyo cung cấp cho MiG-21-93 khả năng theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho tối đa 2 tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Trong chế độ không đối đất, Kopyo có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25 km hoặc cầu đường ở cách 100 km trong khi theo dõi 2 mục tiêu, có thể phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80 km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm ở khoảng cách 150 km. MiG-21-93 Bison có thể triển khai các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73E (tầm ngắn), R-27 (dẫn đường radar bán chủ động, tầm trung) và R-77 (radar chủ động, tầm trung – xa lên tới 100km)
 
Những máy bay nâng cấp MiG-21 'Bison' được đưa tin có hiệu suất tốt và có thể chống lại được những máy bay [[F-15]] và [[F-16]] của [[Không quân Hoa Kỳ]] trong cuộc tập trận chung Ấn Độ-Hoa Kỳ. Những phi công Mỹ đã ngạc nhiên với những khả năng của MiG-21 Bison. Theo tường trình thì trong các cuộc không chiến mô phỏng khả năng thao diễn của phiên bản 'Bison' mới đã bỏ xa những máy bay của phương Tây và có tỷ lệ chiến thắng lớn. Các phi công Mỹ nhận xét rằng MiG-21 Bison là một đối thủ rất ghê gớm với F-15C, do loại máy bay này có độ bộc lộ radar thấp, vận tốc cao và rất linh hoạt. Tuy nhiên cần lưu ý là hai bên tập trận nhưng 6 máy bay F-15C đời cũ Mỹ phải chiến đấu với 18 máy bay Ấn Độ, Ấn Độ không cho phía Mỹ sử dụng radar quét mảng điện tử chủ động (AESA) tiên tiến trên F-15 của họ và phía Mỹ không được mô phỏng bắn tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR) nào (do yêu cầu của Ấn Độ không sử dụng tên lửa AMRAAM). Hơn nữa, người Ấn Độ đã phái những phi công giàu kinh nghiệm nhất của họ đến chiến đấu chống lại người Mỹ trong khi Mỹ chỉ đưa ra một phi đội tiêu chuẩn có sự kết hợp giữa các phi công có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm.<ref name="theaviationist.com">[http://theaviationist.com/2014/05/02/cope-india-2004-results/]</ref>
 
Tuy nhiên, do Ấn Độ cố gắng khai thác những chiếc MiG-21 có tuổi thọ bay đã quá cao (tới gần 50 năm), hồ sơ về tính an toàn của chúng rất đáng buồn: trong suốt 50 năm sử dụng, Ấn Độ đã mất hàng trăm chiếc MiG-21 do tai nạn với hơn 170 [[phi công]] thiệt mạng; tính riêng vài năm trở lại đây đã xảy ra 29 vụ tai nạn trong [[không quân Ấn Độ]], trong đó 12 vụ là của máy bay MiG-21. Chính vì lặp lại quá nhiều tai nạn, các phi công đã đặt tên cho MiG-21 là "quan tài bay"<ref>[http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/quan-tai-bay-mig21-an-do-lai-gap-nan-245457.html]</ref> hay "nơi sản xuất ra những góa phụ". Trong nửa thế kỷ qua, Ấn Độ đã mua nguyên chiếc (hoặc mua linh kiện để tự lắp ráp) 976 máy bay MiG-21, trong đó có 1 nửa gặp phải sự cố, bị tổn thất và không thể tiếp tục sử dụng. Ấn Độ hiện nay cũng đã đẩy nhanh các bước thay thế loại máy bay cũ này, chuyển sang sử dụng máy bay không phải do Nga chế tạo hoặc không phải máy bay MiG (chẳng hạn [[Su-30]]).<ref name="giaoduc.net.vn">[http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Khong-quan-An-Do-muon-dao-thai-MiG21-da-roi-vo-khoang-500-chiec/297880.gd]</ref> Mặc dù rất muốn thay thế MiG-21 càng sớm càng tốt nhưng Ấn Độ buộc phải tiếp tục duy trì MiG-21 tới năm 2019.<ref>[http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/kq-an-phai-dung-quan-tai-bay-mig21-toi-2019-227495.html]</ref>