Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 235:
Tháng 10 năm [[1774]], quân Trịnh vượt sông Gianh. Chúa Nguyễn cho Cai đội Quý Lộc và Câu kê Kiêm Long đến tiếp quân Trịnh. Kiêm Long xúi [[Hoàng Ngũ Phúc]] tiến quân bằng một câu nói ý “Đường không đi không tới, chuông không đánh không kêu”. [[Hoàng Ngũ Phúc]] hiểu ý cho quân tiến sát luỹ Trấn Ninh. Quân Nguyễn giữ lũy phản loạn, mở cửa lũy tiếp quân Trịnh. Quân Trịnh chiếm dinh Quảng Bình.
 
Tháng 11 năm [[1774]], chúa [[Trịnh Sâm]] đem quân vào Nghệ An trợ chiến. Chúa [[Nguyễn Phúc Thuần]] buộc phải trói Loan nộp cho Hoàng Ngũ Phúc nhưng rồi quân Trịnh vẫn tiến.
Mặc dù chúa [[Nguyễn Phúc Thuần]] buộc phải trói Loan nộp cho Hoàng Ngũ Phúc nhưng rồi quân Trịnh vẫn tiến. Quân Nguyễn không chống nổi, quân Trịnh chiếm thành [[Phú Xuân]], buộc họ Nguyễn phải bỏ chạy về [[Quảng Nam]]. Nhưng tại đây chúa Nguyễn lại bị Tây Sơn đánh ra uy hiếp, bắt được Hoàng tôn Dương. Chúa Nguyễn cùng thế phải vượt biển trốn vào Gia Định (tức [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]).
 
Tháng 12 năm [[1774]], Quân Nguyễn không chống nổi, quân Trịnh chiếm thành [[Phú Xuân]], buộc chúa [[Nguyễn Phúc Thuần]] phải bỏ chạy theo đường biển về [[Quảng Nam]]. Hoàng tôn Dương vượt [[đèo Hải Vân]] chạy vào Quảng Nam.
 
Tháng 1 năm [[1775]], chúa [[Nguyễn Phúc Thuần]] đến [[Quảng Nam]], triệu Nguyễn Cửu Dật về hộ giá, phong Hoàng tôn Dương làm Thế tử trấn thủ Quảng Nam.
 
Quân Tây Sơn Vương kéo đến đánh. Tiến quân theo 2 đường đánh ép lại: Tập Đình, Lý Tài lên cửa biển Hợp Hoà, Nguyễn Nhạc đem bộ binh từ sông Thu Bồn đổ xuống. Nguyễn Cửu Dật bại trận, chạy lên đóng ở Trà Sơn thuộc huyện Quế Sơn.
 
Chúa [[Nguyễn Phúc Thuần]] sai Hoàng tôn Dương và Nội đội trưởng Nguyễn Cửu Thận, Ngoại tả Tôn Thất Tĩnh, Chưởng cơ Tôn Thất Chí ở lại Quảng Nam chống Tây Sơn. Chúa [[Nguyễn Phúc Thuần]] cùng Nguyễn Cửu Dật, Chưởng dinh Tôn Thất Kính, Nguyễn Phúc Ánh vượt biển trốn vào Gia Định (tức [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]).
 
Tháng 2 năm [[1775]], Quân Trịnh tiếp tục đi về phía nam vượt [[đèo Hải Vân]] vào Quảng Nam. Đoàn thuyền của chúa Nguyễn gặp bão, chỉ có thuyền của chúa Nguyễn và Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn, còn lại đều tử nạn trên biển.
 
Tháng 5 năm [[1775]], Tống Phước Hiệp tiến quân ra Phú Yên đánh Tây Sơn, Nguyễn Nhạc mất Phú Yên, chỉ còn giữ Quy Nhơn và Quảng Ngãi.