Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 231:
Tháng 5 năm [[1774]], chúa [[Trịnh Sâm]], sau 100 năm giữ hòa bình với chúa Nguyễn, sai Quận Việp [[Hoàng Ngũ Phúc]] ([[1713]]-[[1776]]), một viên tướng lão luyện, mang 4 vạn quân vào nam tấn công Phú Xuân ([[Huế]]), cũng lấy danh nghĩa trừng phạt [[Trương Phúc Loan]].
 
Tháng 9 năm [[1774]], quân Trịnh đến Bắc Bố Chính. Chúa [[Nguyễn Phúc Thuần]] triệu Tôn Thất Nghiêm về Phú Xuân, phong Nguyễn Cửu Dật làm Tả quân Đại Đô đốc tước Du quận công chống quân Tây Sơn. Nguyễn Cửu Dật đánh 10 trận buộc Tây Sơn lui về Bến Ván. Trong lúc chiếm đóng Quảng Nam, quân Tây Sơn có đủ thì giờ vơ vét của cải, mang đi 45 con voi, khí giới trong đó có 82 khẩu đại bác mà người Anh và người Hoà (người Nhật) cho chúa Nguyễn để giữ thành.
 
Việc rút lui này có thể còn do sự hiện diện của 2 chiếc tàu Ma cao vừa đến ở đấy. Cho nên, với sự trực tiếp can thiệp của chiếc tàu Diligent bênh chúa Nguyễn, họ đã không ngần ngại phá Hội An, vừa để cướp tiền bạc, vừa để trả thù. Bốn năm sau, Chapman ghé đến còn trông thấy cảnh điêu tàn của một nơi mà ngày trước “hàng trăm thuyền bè từ các cửa biển Trung Hoa và Nhật Bản đến mua đường, quế, hồ tiêu, kỳ nam...”. Hành động phá phách trong chiến tranh này tất không sao tránh khỏi nhưng cũng đủ làm xa lánh các khách thương mà sau này Tây Sơn cố tìm cách vời đến vì thấy cần thiết, nhưng họ không hoàn toàn đạt được ý muốn.
 
Tháng 10 năm [[1774]], quân Trịnh vượt sông Gianh. Chúa Nguyễn cho Cai đội Quý Lộc và Câu kê Kiêm Long đến tiếp quân Trịnh. Kiêm Long xúi [[Hoàng Ngũ Phúc]] tiến quân bằng một câu nói ý “Đường không đi không tới, chuông không đánh không kêu”. [[Hoàng Ngũ Phúc]] hiểu ý cho quân tiến sát luỹ Trấn Ninh. Quân Nguyễn giữ lũy phản loạn, mở cửa lũy tiếp quân Trịnh. Quân Trịnh chiếm dinh Quảng Bình.