Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thần Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 104:
Chính vào lúc này ở đông bắc nhà Minh đã xuất hiện điều mà sau này gọi là sự trỗi dậy của [[người Mãn Châu]]. Năm [[1616]], [[nhà Hậu Kim]] tiêu diệt [[nhà Bắc Nguyên]] và sai sứ sang nhà Minh giao hảo, lúc đó [[Nỗ Nhĩ Cáp Xích]] phát hiện nhà Minh đã suy yếu nên kế hoạch tiêu diệt nhà Minh sắp được thực hiện. Nỗ Nhĩ Cáp Xích sau đó tuyên bố "[[Thất đại hận]]", trực tiếp cử quân tấn công nhà Minh. Vào lúc này, sau 20 năm triều đình không hoạt động, quân đội nhà Minh đã mất đi sự hùng mạnh và tính kỷ luật, trong khi đó, quân Nữ Chân tuy ít hơn nhưng lại là các chiến binh dũng mãnh và khát máu. Trong trận Sa Nhĩ Hử năm 1619, quân Minh điều 20 vạn quân cùng với quân của các nước chư hầu để chống lại quân xâm lược Nữ Chân chỉ có 6 vạn. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đích thân chỉ huy 6 [[Bát Kỳ|kỳ]] cùng 45,000 quân ở chính giữa, còn [[Đại Thiện]] và [[Hoàng Thái Cực]] mỗi người chỉ huy 1 kỳ và 7,500 quân ở 2 cánh. Sau 5 ngày giao chiến, quân Minh thua to, tử thương hơn 10 vạn người, 7 phần 10 lương thảo bị quân Hậu Kim cướp được. Sau trận đánh này, trong ngoài, từ nhà Minh đến các nước như Triều Tiên, Mông Cổ không ai không biết đến đại danh của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Nhà Minh đã chẳng thể phục hồi sau thảm họa này.
 
Thời Vạn Lịch Đế trị vì, đã xuất hiện mầm mốngmóng liên quan tới [[chủ nghĩa tư bản]], [[kinh tế]] [[thị trường]] bắt đầu đổi mới, [[khoa học kĩ thuật]] bắt đầu phát triển nhanh hơn. Chính những nhà tư sản mới nổi này vì muốn giành được địa vị cao hơn trong xã hội nên đã cấu kết với hệ thống quan liêu để nắm vững những đặc quyền về kinh tế, từ đó thâu tóm được quyền lực thực tế. Giao dịch này có thể hiểu là thương nhân được ngầm chấp nhận buôn lậu những mặt hàng cấm như muối, ngựa hay thậm chí là vũ khí, đổi lại những nguồn thuế phải nộp lên triều đình bây giờ trực tiếp chảy vào túi quan lại. Liên minh quan - thương này còn ra tay chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, khiến hàng triệu người mất nhà cửa, phải vào cảnh bán vợ bán con và lưu lạc tứ phương. Những việc này xảy ra rất trầm trọng ở những nơi như [[Thiểm Tây]], Giang Nam. Việc này đã khiến nhà Minh vốn chỉ sống bằng thuế nông nghiệp đã nghèo nay lại càng nghèo hơn. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản mới chớm nở ở nhà Minh đã nhanh chóng bị dập tắt bởi vó ngựa [[Nhà Thanh|Mãn Thanh]]. Khi quân Thanh vào quan, vì để dễ dàng cai trị lãnh thổ Trung Hoa nên nhà Thanh chấp nhận sử dụng lại các quan viên cũ nhà Minh cũng như sự hủ bại của họ, trên cơ bản nhà Thanh là vương triều chấp nhận quan lại tham nhũng chỉ miễn rằng không tạo phản. Nhưng nhà Thanh cũng nhận thức được sự nguy hiểm của mối liên minh quan - thương nên quyết định tàn sát và cướp bóc những người thuộc giai cấp tư sản mới nổi này vì họ không có địa vị và quyền lực cao trong xã hội. Những quan viên cũ của nhà Minh thấy vậy sợ hãi nên cũng giảm sự nhũng nhiễu, tăng cường làm việc để không phải bị tội. Nhờ vậy mà những năm đầu nhà Thanh duy trì được sự ổn định và có tiền tài để tiếp tục chinh chiến, thống nhất Trung Hoa.
 
Cuối đời ông, triều đình nhà Minh phải chứng kiến một vụ tai tiếng nữa. Năm 1615, một người đàn ông tên Trương Sái, chỉ có một cây côn gỗ trong tay thế mà đánh đuổi được thái giám canh gác cửa cung, sau đó xông vào Từ Khánh cung, rồi đến Đông cung của Thái tử. Trương bị bắt và ném vào thiên lao. Những lời khai ban đầu cho rằng Trương là kẻ điên, tuy nhiên sau đó Trương đã thú nhận mình được thuê bởi 2 thái giám phục vụ Trịnh Quý phi. Hai thái giám đã hứa sẽ thưởng cho Trương nếu thành công tấn công Thái tử, tuy nhiên việc lỡ ra nên liên lụy đến Trịnh thị. Được xem những bằng chứng buộc tội và vì tính nghiêm trọng của vụ án, Vạn Lịch vì muốn bảo toàn Trịnh thị nên đã tự mình xét án. Hoàng đế đổ hết trách nhiệm cho 2 thái giám, sau đó lôi họ ra chém cùng với Trương Sái. Tuy nhanh chóng được bưng bít, vụ án vẫn lọt ra ngoài để dân chúng bàn tán và trở thành một trong tam đại án cuối thời nhà Minh.