Khác biệt giữa bản sửa đổi của “FULRO”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 79:
FULRO Thượng do Y Bhăm Êñuôl làm chủ tịch vẫn bị phân hóa thành hai nhóm:
 
* Nhóm dân sự ôn hòa do Y BhamBhăm ÊnuôlÊñuôl lãnhãnh đạo chủ trương vận động Hoa Kỳ làm áp lực với chính phủ Việt Nam Cộng hòa để FULRO Thượng được về Việt Nam hoạt động một cách chính thức.
* Nhóm quân sự quá khích do Y Dhơn Adrong lãnh đạo chủ trương dùng bạo lực để thành lập quốc gia độc lập.
===Hoạt động===
Dòng 90:
Ngày [[15 tháng 9]] năm 1965 buổi lễ nạp vũ khí của 500 FULRO Thượng được tổ chức tại Buôn Buor.
 
Việc thương lượng hòa giải giữa chính quyền VNCH và phe FULRO đang diễn ra suôn sẻ thì từ ngày [[12 tháng 12]] đến ngày [[18 tháng 12]] năm [[1965]], nhóm FULRO quá khích tấn công đồn Phú Thiện sát hại 32 người và làm bị thương 26 người; chiếm đồn Krong Pách, giết hết binh sĩ người Kinh; đột nhập tòa hành chánh và tiểu khu Quảng Đức, giết hết người Kinh, treo cờ FULRO. Trong khi Chuẩn tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, đang chỉ huy quân đội tấn công vào những nơi bị chiếm, bắt tù binh, truy đuổi tàn quân FULRO thì đột nhiên nhận được khuyến cáo của tòa đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu nương tay và để những nhân vật cầm đầu chạy sang Campuchia. Nhận được tin nổi loạn tại Việt Nam Y Bhăm Êñuôl cho chận bắt những phần tử quá khích tại biên giới đem về Camp le Rolland xử tử. Khi sự việc xảy ra Les Kossem không dám chống lại quyền lãnh đạo FULRO Thượng của Y Bhăm Êñuôl nhưng lại cho cài những người Chăm thân tín vào những chức vụ cao cấp bên cạnh Y Bhăm Êñuôl để kiềm chế những quyết định thân thiện Việt Nam của ông. Sau những sự việc này Y Bhăm ÊñuôltiếpÊñuôl tiếp tục thương thuyết với chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
 
Ngày [[20 tháng 9]] năm [[1966]] Les Kosem đem quân bao vây Camp Le Rolland ép Y Bham Ênuôl nhường lãnh thổ của Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên cho Mặt trận Giải phóng Champa (FLC). Nhưng âm mưu này bất thành vì Trung tá Y Em mang quân đến giải vây Camp Le Rolland. Ngày [[12 tháng 2]] năm [[1966]], [[Tòa án Quân sự]] Vùng II Chiến thuật xử những quân nhân Thượng phản loạn thấp (4 án [[tử hình]], 1 [[chung thân]], nhiều án khổ sai). Ngày [[2 tháng 6]] năm [[1967]], Y Bhăm Êñuôldẫn đầu một phái đoàn đến Buôn Ma Thuột thương nghị và yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng hoà nhanh chóng ban hành qui chế riêng cho người Thượng. Ngày [[25 thàng 6|25]] và [[26 tháng 6]] năm [[1967]] một đại hội các sắc tộc thiểu số trên toàn miền Nam Việt Nam được triệu tập để đúc kết các thỉnh nguyện chung của người thiểu số. Ngày [[29 tháng 8]] năm 1967 tại [[Buôn Ma Thuột|Ban Mê Thuột]] đại hội các sắc tộc được tổ chức dưới sự chủ tọa của [[Nguyễn Văn Thiệu]], Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (tương đương [[Tổng thống]]), và Thiếu tướng [[Nguyễn Cao Kỳ]], Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tương đương Thủ tướng). Ngày [[11 tháng 12]] năm [[1968]], cuộc thương lượng thượng đỉnh giữa FULRO và chính quyền VNCH đi đến các thỏa thuận:
Dòng 99:
* Những lực lượng địa phương quân Thượng phải đặt dưới quyền chỉ huy của những sĩ quan Thượng,
* Lễ ký kết sẽ được cử hành tại Ban Mê Thuột đầu năm [[1969]],
* Phái đoàn Y BhamBhăm ÊnuôlÊñuôl sẽ quay về Việt Nam luôn.
 
Ngày [[30 tháng 12]] năm [[1968]] trước khi [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] đem trực thăng sang Camp Le Rolland đónY Bhăm Êñuôl và lực lượng FULRO Thượng về Ban Mê Thuột thì Les Kosem đã đem [[Quân đội Hoàng gia Campuchia]] bao vây Camp le Rolland bắt Y Bhăm Êñuôl đưa về Phnom Penh giam lỏng cho đến khi ông bị [[Khmer Đỏ]] hành quyết vào [[tháng tư|tháng 4]] năm [[1975]].
Dòng 113:
Tại [[Phan Rang (định hướng)|Phan Rang]], giữa tháng 4-1975, lực lượng FULRO Chăm, với khoảng 2.000 tay súng, thành lập những đội du kích "bảo vệ thôn ấp", treo cờ FULRO khắp nơi. Khi [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tiến vào, FULRO Chăm nổ súng chống lại, nhưng bị đánh bại nhanh chóng, một số bị thiệt mạng, một số bị bắt và một số khác trốn lên [[cao nguyên Di Linh]] hợp cùng các nhóm FULRO Thượng tổ chức "kháng chiến".
 
FULRO quân khu I chặn đánh các đường tiếp tế từ đồng bằng lên Kontum. FULRO quân khu II tấn công các buôn làng quanh [[Pleiku]] và [[Cheo Reo]], sát hại nhiều cán bộ cộng sản. FULRO quân khu III chiếm các quận Lạc Thiện, Buôn Hô, KrongKrông Pách,... giết và làm bị thương hàng chục cán bộ và bộ đội, phục kích các đoàn xe quân sự và hành khách trên các quốc lộ 14 và 19. FULRO quân khu IV đánh phá các quận [[Đơn Dương, Lâm Đồng|Ðơn Dương]], [[Đức Trọng]], [[Lạc Dương, Lâm Đồng|Lạc Dương]], [[Di Linh]], chặn xét xe đò trên các quốc lộ 15, 20 và 21. FULRO quân khu V, lôi kéo hàng ngàn thanh niên Chăm và [[Người Ra Glai|Raglai]] vào bưng.
 
Tháng 6-1975, [[Chính phủ Việt Nam|chính quyền Việt Nam]] mở chiến dịch hành quân quy mô truy quét FULRO trên khắp [[Tây Nguyên]], với chiến xa và trọng pháo yểm trợ, đánh vào những sào huyệt của FULRO tại [[Đắk Lắk]], [[Lâm Đồng]] và [[Tuyên Đức]], chiếm lại các quận huyện và buôn làng nằm trong tay FULRO. Nhiều cán bộ FULRO Thượng cao cấp lần lượt bị bắt (Y Chôn Mlô Duôn Du, Y Bliêng Hmok, Y Nguê Buôn Dăp, Y Djao Niê, Nay Guh, Nay Fun, Nay Rong), bị giam trong các trại cải tạo tại [[Buôn Ma Thuột]] và [[Lâm Đồng]].