Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Thùy Trâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 104:
==Mối tình của Đặng Thùy Trâm==
 
Trong nhật ký, Đặng Thùy Trâm viết về người mình yêu bằng chữ viết tắt "M" (Mộc). Tên thật của người chiến sĩ này là [[Khương Thế Hưng]]. Anh sinh ngày 18 tháng 9 năm 1934 tại thị xã Hội An, Quảng Nam, là con thứ ba của Nhà thơ lão thành [[Khương Hữu Dụng]], sau [[Khương Thế Xương]] và Khương Băng Tâm. M. là chữ đầu của chữ Mộc. Nguyên Mộc tức Đỗ Mộc, là bút danh của [[Khương Thế Hưng]] ở chiến trường.
 
Năm 1966, Đặng Thùy Trâm vào chiến trường. Khương Thế Hưng gặp chị khi trong mình đã có hàng chục vết thương. Trong một lá thư, viết ngày 15 tháng 2 năm 1968, gửi cho bạn là [[Dương Đức Niệm]], Thùy viết về M: ''"Anh bây giờ sống thật đơn giản, anh không mơ gì hơn là diệt được thật nhiều giặc Mỹ, anh không cần gì cho bản thân, kể cả tình yêu và sự nghiệp. Đối với Thùy, anh thương với tình thương rất đỗi chân thành, anh tôn trọng và cảm phục trước tình yêu thủy chung của Thùy, nhưng chỉ có thế thôi. Con tim anh không còn những rung cảm sâu xa, những vần thơ thắm đượm tình yêu, những lời ca bay bổng ước mơ nữa rồi"''.
 
Anh rất cảm phục trước tình yêu chung thủy của Thùy nhưng trái tim anh đau đớn khi thấy miền Nam đau thương, khi đồng đội của anh từng ngày, từng giờ đã và đang ngã xuống để giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong một lá thư gửi cho em gái, anh Hưng viết:
:''Anh đã hành quân qua hàng ngàn thôn xóm cháy rụi, những cánh đồng khô héo vì chất độc… Anh đã từng lặng người trước 70 bà con Hành Đức bị thuốc độc Mỹ làm chết trong hầm, thân thể bầm tím… Anh đã nhìn tận mắt chị phụ nữ Gành Cả bị giặc [[Park Chung-hee|Pắc Chung Hi]] hiếp, ruột chị dao găm giặc rọc từ dưới lên trên, cổ chị bị giặc vác cối đá chần lên, lưỡi chị phải thè ra ngoài!''
:''Tay anh đã từng cầm chuỗi cườm của em bé, mảng da đầu dính tóc của người con gái, mảnh xương sọ của bà mẹ – những người trong số 394 người bị giặc [[Park Chung-hee|Pắc Chung Hi]] tàn sát trong một giờ vào một sớm mưa lạnh ngày Đông 1966 ở Bình Hòa… Anh đã từng chứng kiến những vụ vây ráp bắt thanh niên ta đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã giành giật trong tay những bà mẹ những người chị, những đứa con thân yêu, những người em hiền hậu… một cách vô cùng man rợ!''
:''Nhưng đối với đồng bào Quảng Ngãi ta, mỗi tội ác của giặc Mỹ và tay sai gây ra chỉ có tác dụng như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm thù, chỉ có tác dụng làm cho quân và dân [[Quảng Ngãi]] ta thêm quyết tâm, thêm sức mạnh chiến đấu vì độc lập tự do, vì hòa bình, hòa hợp dân tộc''.
Dòng 119:
Anh Khương Thế Hưng mất ngày 13 tháng 11 năm 1999, sau nhiều năm dài vật lộn với thương tật và bệnh tật do di chứng chiến tranh, thọ 65 tuổi.<ref>[http://archive.is/4LY2y Hai người lính con Già Khương]</ref>
 
Em gái ông là bà Khương Băng Kính đã giữ lại bức thư viết ngày 17-3-196917–3–1969 của chị Thùy Trâm gửi anh Hưng, được anh kẹp trong cuốn nhật ký. Bức thư được gia đình tặng [[Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam]] cuối năm 2009 và đang được trưng bày trong triển lãm Những kỷ vật kháng chiến tại Bảo tàng Quân khu 4 (Nghệ An).
 
==Vinh danh==
Dòng 135:
*Tên chị được đặt cho một con đường ở [[Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh]]
*Tên chị vừa được đặt cho một con đường tại [[Bình Thạnh|Quận Bình Thạnh]].
*Trục đường 30m (từ đường song hành [[Đường sắt Bắc Nam|tuyến đường sắt Bắc - Nam]] đến đường ven sông Vàm Thuật) được đặt tên đường Đặng Thùy Trâm.
 
==Xem thêm==