Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 101:
=== Giáo dục tiểu học ===
 
Bậc [[tiểu học]] thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng hòa]] gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của [[hiếnHiến pháp Việt Nam Cộng Hoà|Hiến pháp]], giáo dục tiểu học là [[giáo dục phổ cập]] (bắt buộc).<ref>Sales, Jeanne M. tr. 7</ref> Từ thời [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng hòa]] đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học.<ref>Smith, Harvey et al. tr. 148</ref> Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học "đúp", tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu [[học phí]] và các khoản lệ phí khác. Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều. Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, 82%<ref name="Viet-Nam 1970">Embassy of Viet-Nam. "Secondary Education in Viet-Nam". ''Viet-Nam Bulletin'' No 36, Oct 1970. Washington, DC.</ref> tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi<ref name="Nguyen Ngoc Bich et al., tr. 43">Nguyen Ngoc Bich et al., tr. 43.</ref> theo học ở 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở [[Phú Bổn]], [[Vĩnh Long]], và [[Sa Đéc]]).<ref name=NNB47>Nguyen Ngoc Bich et al., tr. 47.</ref>
 
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.<ref name="NTL28-29">Nguyễn Thanh Liêm (2006), tr. 28–29.</ref> Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn quốc văn; 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục).<ref>{{chú thích web|url=http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=81639&z=16|title=''Báo Người Việt'': Giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa|accessdate=ngày 28 tháng 12 năm 2009}}</ref> Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), [[quốc văn]] giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ sử ký và địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12–13 tiếng mỗi tuần.<ref>Masur, Matthew B., tr. 58.</ref> Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng [[hè]]. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp [[Tết Nguyên Đán|Tết]]).<ref>Smith, Harvey et al., tr. 148.</ref>