Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngôn ngữ cơ thể”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
thêm thông tin
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 1:
'''Ngôn ngữ cơ thể''' là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó các hành vi của [[cơ thể]], chứ không phải [[ngôn ngữ]], được sử dụng để thể hiện hoặc truyền đạt [[thông tin]]. Hành vi như vậy bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ, cử động của [[mắt]], đụng chạm và sử dụng không gian cá nhân. Ngôn ngữ cơ thể tồn tại ở cả [[động vật]] và [[con người]], nhưng bài viết này tập trung vào việc giải thích ngôn ngữ cơ thể con người.
 
Nguồn gốc động vật của ngôn ngữ cơ thể:
- Các tiến bộ ngày nay của công nghệ ứng dụng trong khoa học cho phép chúng ta có điều kiện nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về hoạt động của não bộ đối với hành vi. Thuyết ba bộ não chứng minh được sự phát triển liên tục não bộ con người từ nguồn gốc động vật. Từ não bò sát, đến não trung gian (động vật có vú) và vỏ não mới (Linh Trưởng).
- Khu vực não bộ phát triển sau cùng trong hành trình tiến hóa hàng triệu năm từ nguồn gốc linh trường là vùng vỏ não mới cung cấp cho con người khả năng giao tiếp vượt trội. Sự hoạt động hài hòa giữa các vùng chức năng riêng của não bộ dần được định danh và nghiên cứu kỹ lưỡng, mở ra bức tranh tổng thể về cách mà con người thực hiện việc giao tiếp, đặc biệt là sự liên quan mật thiết giữa cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ nói.
- Đối với người đang nghe trong cuộc giao tiếp, các thông tin đầu vào (hình ảnh, âm thanh) được tiếp nhận và so sánh với các kinh nghiệm của bản thân (giống hoặc gần giống) để tái hiện một bức tranh tổng thể về nội dung mà não bộ bắt đầu ghi nhớ.
- Đối với người nói, não bộ bắt đầu bằng việc truy xuất các dữ kiện về thông tin và cảm xúc, phối hợp nó và diễn giải bằng ngôn ngữ. Quá trình tự nhiên trong trường hợp người nói tự tin vào thông tin mình nói ra (đang nói thật) toàn bộ cơ thể gồm não bộ, động tác tay, cách xoay người di chuyển, tông giọng, tốc độ nói và biểu cảm gương mặt.. hoạt động đồng bộ nhịp nhàng. Ở các trường hợp, người nói không tự tin (xấu hổ, sợ hãi, hồi hộp...) hoặc cố tình cung cấp thông tin sai (nói dối) có thể có những biểu hiện sai , không phù hợp, hoặc đối lập giữa nội dung lời nói và ngôn ngữ cơ thể.
 
Không được nhầm lẫn ngôn ngữ cơ thể với [[ngôn ngữ ký hiệu]], vì ngôn ngữ ký hiệu là những ngôn ngữ đầy đủ như ngôn ngữ nói và có hệ thống [[ngữ pháp]] phức tạp của riêng nó, cũng như thể hiện được các đặc tính cơ bản có trong tất cả các ngôn ngữ<ref>[[Edward Klima|Klima, Edward S.]]; & [[Ursula Bellugi|Bellugi, Ursula]]. (1979). ''The signs of language''. Cambridge, MA: Harvard University Press. {{ISBN|0-674-80795-2}}.</ref><ref>Sandler, Wendy; & Lillo-Martin, Diane. (2006). Sign Language and Linguistic Universals. Cambridge: Cambridge University Press.</ref>. Ngược lại, ngôn ngữ cơ thể không có [[ngữ pháp]] và phải được diễn giải áng chừng, thay vì có ý nghĩa tuyệt đối tương ứng với một hành vi nhất định, vì vậy nó không phải là một ngôn ngữ như ngôn ngữ ký hiệu<ref name=barfield>Barfield, T (1997). ''The dictionary of anthropology''. Illinois: Blackwell Publishing.</ref> và được gọi là "ngôn ngữ" chỉ vì văn hoá phổ biến đã quen gọi như vậy.