Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khu du lịch sinh thái Tràng An”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Suausau (thảo luận | đóng góp)
Dòng 110:
 
==Phim trường ''Kong: Skull Island''==
Bối cảnh phim trường làng thổ dân trong phim ''[[Kong: Đảo Đầu lâu]]'' nằm tại khu du lịch Tràng An đã mở cửa cho du khách tham quan từ ngày 15/ tháng 4/ năm 2017. Phim trường Kong nằm trong tuyến du lịch số 2 của Tràng An, gồm [[Thần Cao Sơn|Đền Thánh Cao Sơn]], [[Hành cung Vũ Lâm]]. Du khách mua chung 1 vé để tham quan cả 3 địa điểm này.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://news.zing.vn/vi-sao-phim-truong-kong-skull-island-ton-tai-2-nam-moi-bi-thao-do-post992145.html|title=Vì sao phim trường 'Kong: Skull Island' tồn tại 2 năm mới bị tháo dỡ?|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
[[Tập_tin:Phim_trường_Kong_nằm_sát_Hành_cung_Vũ_Lâm.jpg|thế=|nhỏ|280x280px|Phim trường Kong nằm sát [[Hành cung Vũ Lâm]]]]
Phim trường làng thổ dân được phục đựng với diện tích khoảng 10 hecta, gồm 36 túp lều chóp nhọn cùng sự tham gia của hơn 50 người đóng vai thổ dân. Đây là mô hình do ban quản lý sinh thái Tràng An và Doanh nghiệp Xuân Trường thực hiện.<ref>[http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170415/mo-cua-phim-truong-lang-tho-dan-phim-kong-tai-trang-an/1298592.html Mở cửa phim trường làng thổ dân phim Kong]</ref>
 
''Kong: Đảo Đầu lâu'' là bộ phim bom tấn của Mỹ được bấm máy vào năm 2016 với nhiều cảnh quay tại các danh thắng của Việt Nam như: [[Quần thể di sản thế giới Tràng An]], [[Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long]], [[Tam Cốc - Bích Động]] (Ninh Bình); [[Vịnh Hạ Long]] (Quảng Ninh) và [[Phong Nha]] (Quảng Bình). Kong: Skull Island đã trở thành ông vua kỷ lục phòng vé Việt Nam khi nó đã xô đổ mọi kỷ lục trước đó để trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở đây.
 
Ngày 20 tháng 9 năm 2019, Ban Quản lý [[khu du lịch Tràng An]] cho biết doanh nghiệp chính thức ngừng đưa khách du lịch đến phim trường Kong để tiến hành công tác tháo dỡ theo khuyến nghị của [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc]]. Việc xóa bỏ một ngôi làng mang phong cách châu Phi để tạo dựng những công trình thuần Việt được cho là hướng đi cần thiết tại Tràng An để phát triển du lịch lâu dài, bền vững. Với những giá trị văn hóa đặc sắc như vậy, việc đặt ngôi làng châu Phi, lại gắn với một bộ phim hư cấu vào giữa vùng lõi di sản được [[UNESCO]] đánh giá là bất hợp lý và cần phải tháo dỡ để tránh tạo nhận thức sai lệch cho du khách.<ref name=":0" />
 
==Bảo tồn và phát huy==