Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Tháng Tám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 37:
Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện [[Chiến dịch Đông Dương (1945)|Nhật đảo chính Pháp, giành quyền kiểm soát toàn bộ Đông Dương]], ngày [[12 tháng 3]] năm [[1945]], Ban Thường vụ Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] ra chỉ thị "''Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta''" nhằm phát động [[cao trào kháng Nhật cứu nước]] (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).
[[Tập tin:Chỉ thị của Hồ Chủ tịch phát lệnh khởi nghĩa.JPG|250px|nhỏ|Chỉ thị của Hồ Chí Minh về Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.]]
Dưới chế độ quân quản của Nhật, từ [[tháng mười|tháng 10]] năm [[1944]] đến [[tháng năm|tháng 5]] năm [[1945]], [[Nạn đói năm Ất Dậu|nạn đói]] khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân phá các kho thóc Nhật để lấy gạo phát cho dân đói. Đồng thời, Việt Minh tổ chức một đại hội đại biểu toàn quốc họp tại chiến khu Việt Bắc, thành lập [[Quốc dân Đại hội Tân Trào]]. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước chỉ trong khoảng mười ngày.
 
Tại châu Âu, [[Đức]] thất trận và đầu hàng ngày [[7 tháng 5]] năm 1945. Ngày [[6 tháng 8]], [[Hoa Kỳ]] ném hai trái bom nguyên tử trên đảo [[Hiroshima]] và [[Nagasaki]]. Ngày [[15 tháng 8]], [[Thiên hoàng|Nhật hoàng]] tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân Nhật tại Việt Nam dao động nhưng không tan rã, thậm chí vẫn giữ nguyên khí giới và các chốt phòng thủ. [[Tuyên bố Potsdam]] của Anh, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc gửi Nhật ngày [[26 tháng 7]] không nói rõ phần lãnh thổ nào của Đông Dương sẽ do ai giải giới vũ khí mà chỉ nói các vùng lãnh thổ do Nhật Bản chiếm được bằng vũ lực sẽ được các nước đồng minh vào giải giới. Tuyên bố cũng không nhắc đến việc vùng nào do ai giải giới mà chỉ nói là phe Đồng minh sẽ tham gia giải giới.<ref>[http://www.ndl.go.jp/constitution/e/etc/c06.html Potsdam Declaration (July 26, 1945)], National Diet Library</ref> Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật lúc đó là Suzuki tuyên bố Tuyên bố Potsdam không ràng buộc thêm bất cứ nghĩa vụ nào với Nhật Bản so với Tuyên bố Cairo trước đó. Thậm chí phía Nhật đã bác bỏ Tuyên bố Potsdam.<ref>Frank, Richard B. (1999). Downfall: the End of the Imperial Japanese Empire. New York: Penguin. ISBN 978-0-14-100146-3. trang 234</ref> Tới 10/08/1945, phía Nhật mới chấp nhận Tuyên bố Potsdam.<ref>[http://www.history.com/this-day-in-history/japan-accepts-potsdam-terms-agrees-to-unconditional-surrender Japan accepts Potsdam terms, agrees to unconditional surrender], www.history.com</ref>