Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Công nghiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 4:
Ý kiến về thời gian diễn ra [[Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất]] không thống nhất, nhưng nói chung là ở nửa cuối [[thế kỷ 18]] đến nửa đầu [[thế kỷ 19]]. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt.<ref>David S. Landes (1969). ''The Unbound Prometheus''. Press Syndicate of the University of Cambridge. p. 40. <nowiki>ISBN 0-521-09418-6</nowiki>.</ref> Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. [[Thương mại]] mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của [[kênh đào|kênh đào giao thông]] và [[đường ray|đường sắt]]. Bên cạnh đó, [[đường giao thông]] được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. [[Động cơ hơi nước]] sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.
 
[[Cách mạng công nghiệp lần thứ hai]] bắt đầu vào khoảng thập kỷ 1850, khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàuđiện hơi nướctín, đường sắt và việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đến cuối thế kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp là [[động cơ đốt trong]] và máy móc sử dụng [[điện]]. Năm 1914, năm bắt đầu [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]], giai đoạn thứ hai này kết thúc.
 
[[Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba]] bắt đầu khoảng 1960, khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), [[máy tính cá nhân]] (thập niên 1970 và 1980) và [[Internet]] (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm [[1997]], khi cuộc [[Khủng hoảng tài chính châu Á 1997|khủng hoảng tài chính châu Á]] nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc.
Dòng 10:
[[Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư]]<ref>Compare: [[:en:Klaus Schwab|Schwab, Klaus]] (2017) [2016]. [https://books.google.com.vn/books?id=ST_FDAAAQBAJ&redir_esc=y The Fourth Industrial Revolution]. New York: Crown Publishing Group. <nowiki>ISBN 9781524758875</nowiki>. Truy cập 2017-06-29. Digital technologies [...] are not new, but in a break with the third industrial revolution, they are becoming more sophisticated and integrated and are, as a result, transforming societies and the global economy. This is the reason why Massachusetts Institute of Technology (MIT) professors Erik Brynjolfsson and Andrew McAfee have famously referred to this period as 'the second machine age,' [...] the title of their 2014 book [...].</ref> bắt đầu vào đầu [[thế kỷ 21]], tiếp sau những thành tựu lớn từ lần thứ 3 để lại, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như [[in 3D]], [[robot]], [[trí tuệ nhân tạo]], [[Internet of Things]], S.M.A.C, [[công nghệ nano]], [[sinh học]], vật liệu mới,... Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của [[Người|con người]].
 
Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng. Không chỉ làm thay đổi đời sống con người, các cuộc cách mạng công nghiệp còn dẫn tới sự thay đổi toàn diện hình thái kinh tế – xã hội. Sau [[cách mạng công nghiệp lần thứ nhất]], giai cấp tư sản đã tích lũy đủ tài sản và quyền lực, dẫn tới việc [[chủ nghĩa tư bản]] đã thắng thế chế độ [[phong kiến]]. Sau [[cách mạng công nghiệp lần thứ hai]], các nhà máy lớn sản xuất theo dây chuyền đã thay thế các xưởng sản xuất nhỏ, dẫn tới việc [[chủ nghĩa tư bản độc quyền]] đã thay thế [[chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh]], đồng thời giai cấp công nhân và một số phong trào chính trị đi theo [[chủ nghĩa xã hội]] đã hình thành. [[Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba]] dẫn tới sự ra đời của [[chủ nghĩa tư bản hiện đại]] và sự sụp đổ của một số Nhà nước đi theo [[chủ nghĩa xã hội]]. [[Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư]] hứa hẹn sẽ làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của nhân loại thêm một lần nữa.
 
==Điều kiện ra đời==