Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nước mắm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Linhtt (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Linhtt (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 28:
Tại Việt Nam, suốt miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển ([[cá cơm]], [[cá thu]], [[cá nục]] v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2). Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong [[ẩm thực Việt Nam]].
 
Cuốn Việt sử đầu tiên có đề cập đến nước mắm, có lẽ là cuốn ''Đại Việt sử ký toàn thư'', khắc in vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Trong ''Kỷ nhà Lê'', phần viết về ''Đại Hành hoàng đế'', sách này có ghi lại sự kiện: ''“Đinh Dậu, Ứng Thiên năm thứ 4'' (997)''… Mùa hạ, tháng 4, nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương. Vua sai sứ sang nước Tống đáp lễ. Vua Tống ban chiếu thư khen ngợi. Trước kia, sứ Tống sang thường mượn cớ đòi cống nước mắm, nhân thế bắt đóng góp. Đến đây, Tống Chân Tông, nghe biết chuyện ấy, chỉ sai quan giữ biên giới gọi đến nhận mệnh, không sai sứ sang nữa”''. Đoạn sử liệu này cho thấy muộn nhất là vào trước năm 997, người Việt đã biết làm và dùng nước mắm và nước mắm đã được lưu vào sử sách. Bấy giờ, nước mắm do người Việt làm ra hẳn phải là một loại đặc sản có tiếng, khiến vua chúa Trung Hoa tuy ở xa vạn dặm, cũng “ngửi thấy” mùi thơm của nước mắm, nên mới đòi triều đình Đại Việt phải triều cống nước mắm cho họ. Nhưng khi đọc đến đoạn ghi chép này trong ''Đại Việt sử ký toàn thư'', nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã nêu một câu hỏi rất thú vị: ''“Người Trung Hoa không có truyền thống ăn nước mắm, mà họ ăn nước tương, sao lại đòi cống nước mắm? Hay là thời Tiền Lê, nước mắm Việt hiếm hoi trân quý đến mức người ta phải lấy nó để bắt chẹt nhau?”.'' Quả đúng như vậy, vì người Tàu ăn xì dầu, coi món nước chấm làm từ đậu nành này là thứ gia vị căn cốt của họ, khiến cho món ăn Tàu, nhìn bên ngoài có vẻ giống với món ăn Việt, kỳ thực, lại khác nhau một trời một vực, như nhận xét của M. Coughlin rằng: ''“mặc dù người Việt Nam ăn bằng đũa và thức ăn của họ thì khó phân biệt được với đồ ăn của Trung Hoa đối với một người Tây phương bình thường, đã có nhiều sự khác biệt và các sự biến cải theo khẩu vị địa phương. Nước chấm căn bản – nước mắm, món gia vị trong mọi bữa ăn, thì đặc biệt là của người Việt Nam và hoàn toàn khác với nước tương, nước chấm gia vị tiêu chuẩn của Trung Hoa”.''<ref>{{Chú thích web|url=http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nuoc-mam-trong-lich-su-va-van-hoa-viet-nam|title=Nước mắm trong lịch sử và văn hóa Việt Nam|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
Nhà hàng hải người Anh [[William Dampier]] trong chuyến ghé [[Đàng Ngoài]] năm 1688 có ghi lại cách sản xuất nước mắm khi ngư dân trộn cá và [[tôm]] với [[muối]] và nước rồi nén trong hũ đậy kín. Sau một thời gian xác tôm cá nhừ nát ra thì người Việt gạn ra phần nước dùng, gọi là ''nuke-mum''. Người nghèo thì ăn phần bã mắm với cơm. Phần nước màu nâu nhạt, ngả màu xám nhưng trong suốt được mọi người ưa chuộng, ăn với [[thịt gà]], [[thịt vịt]] rất ngon.<ref>Dampier, William. ''A New Voyage Round the World, Volume I''. London: Crown, 1699. Tr 28</ref>