Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa hậu Thế giới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1.266:
* Năm 1970, người biểu tình đã ném bom bột mì để phản đối trong suốt quá trình truyền hình trực tiếp tại Royal Albert Hall ở Luân Đôn. Danh hài Bob Hope đã nói đùa rằng " Đây có phải bản sao của [[Việt Nam]] không?" ([[Việt Nam]] đang trong thời kì chiến tranh lúc bấy giờ.)<ref>[http://www.mw2006.pl/index.php?id=216&eng History of Miss World 1970 – 1979]</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.theguardian.com/world/2003/jul/29/film.usa |title=Last milestone on a record-breaking comedy Road... Bob Hope dies at 100 |publisher=The Guardian |date=ngày 29 tháng 7 năm 2003 |accessdate=ngày 24 tháng 5 năm 2011}}</ref>
* Năm 1973, Marjorie Wallace, người [[Mỹ]] đầu tiên chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu đã không hoàn thành nhiệm vụ và chỉ giữ được vương miện có 104 ngày. Ban tổ chức thông báo Cô Wallace "đã không hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản được giao." Trách nhiệm của công việc từ thiện được chuyển sang cho Á hậu 1 Evangeline Pascual đến từ [[Philippines]].
* [[Helen Morgan]] đại diện cho [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland]] chiến thắng năm 1974 đã từ bỏ ngôi vị sau 4 ngày giữ vương miện khi bị phát hiện là bà mẹ độcđơn thân.
* Năm 1976, một số quốc gia tẩy chay cuộc thi, bởi vì có một người da trắng và một người da đen đại diện cho [[Nam Phi]]. Để chống lại tình trang phân biệt chủng tộc khủng khiếp ở quốc gia của mình, [[Nam Phi]] đã ngừng tham dự cuộc thi từ năm 1977, trước khi tiếp tục tham dự trở lại vào năm 1991 vì vấn đề chính trị đã thay đổi.
* Gabriella Brum từ [[Đức]] chiến thắng năm 1980 bỏ ngôi sau một ngày giữ vương miện, thông tin ban đầu là do bạn trai của cô không đồng ý. Một vài ngày sau bắt đầu xuất hiện thông tin cô từng chụp hình khoả thân cho các tạp chí.<ref name="Pageantopolis - Miss World 1980">[http://www.pageantopolis.com/international/world_1980.htm Pageantopolis - Miss World 1980]</ref>
* Năm 1996, một cuộc chống đối với quy mô lớn diễn ra tại Bangalore, Ấn Độ. Phần thi áo tắm được chuyển đến quần đảo Seychelles, và được bảo vệ nghiêm ngặt. Bất chấp hỗn loạn, buổi truyền hình trực tiếp chung kết của cuộc thi vẫn suôn sẻ.<ref>[http://web.archive.org/web/20031217161734/http://www.cnn.com/WORLD/9611/23/miss.world/index.html CNN - Miss Greece now Miss World, despite pageant protests]</ref><ref>[http://www.cnn.com/WORLD/9611/22/india.miss.world/index.html#links CNN - Indian police prepare for worst in beauty pageant clash]</ref><ref>[http://www.cnn.com/WORLD/9611/17/miss.world/index.html CNN - Beauty pageant in India becomes a contest of wills]</ref>
* Từ năm 2000 trở đi, [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland]] tách ra làm bốn quốc gia ở cuộc thi là [[Anh]], [[Bắc Ireland]], [[Scotland]] và [[Wales]].
* Chỉ vài ngày sau khi chiến thắng trong năm 1998, Linor Abargil từ Israel cho biết cô đã bị cưỡng hiếp chỉ hai tháng trước khi cuộc thi này diễn ra. Người đàn ông cưỡng hiếp cô đã chịu sự trừng phạt của pháp luật.<ref>[http://www.pageant.com/news/archive/news1999.html Pageant News Bureau - News archive: 1999]</ref>
* Hoa hậu Thế giới 1983 có thí sinh Unnur Steinsson từ Iceland đã mang thai ba tháng khi tham gia cuộc thi (chung kết diễn ra ngày 17/11/1983) đã vi phạm các nguyên tắc cấm là không được kết hôn hoặc có thai. Tuy nhiên, điều đó đã không được phát hiện khi bà tham dự cuộc thi mặc dù bà lọt vào chung kết và là người Iceland đầu tiên lọt vào Top 5. Con gái bà, sinh ngày 25/05/1984 và có tên là Unnur Birna Vilhjálmsdóttir, 22 năm sau đã đăng quang Hoa hậu Thế giới 2005 và Hoa hậu Thế giới Bắc Âu 2005. Steinsson cũng tham dự cuộc thi Hoa hậu Trẻ Quốc tế 1980 tổ chức tại Manila. Bà cũng tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1983. Cả hai mẹ con bà đều là diễn viên.