Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Katyusha (vũ khí)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham chiến: Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
→‎Tham chiến: Sửa lỗi trình bày
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 50:
Katyusha có độ chính xác thấp hơn pháo truyền thống, nhưng khá hiệu quả trong việc oanh tạc và đã làm cho lính Đức rất sợ hãi. Một đợt bắn BM-13, chỉ mất từ 7 tới 10 giây cho một đợt bắn, phóng đi tới 4,35 tấn thuốc nổ tới khu vực rộng tới 4 hec-ta (10 mẫu Anh). Hoả lực này có thể so sánh với 70 khẩu pháo hạng nặng cộng lại. Các khẩu đội Katyusha thường tập trung với số lượng lớn để gây sốc cho địch quân. Các dàn phóng Katyusha cũng được thiết kế gắn trên xe tải, sau khi phóng xong thì chiếc xe sẽ chạy nhanh ra nơi khác, vì vậy quân địch thường không thể xác định được vị trí của bệ phóng để phản công. Điểm bất lợi là thời gian nạp đạn cho bệ phóng Katyusha trở nên khá lâu, trong khi pháo truyền thống có thể duy trì tần suất bắn liên tục.
 
Đơn vị tác chiến đầu tiên được trang bị 7 dàn phóng BM-13 dưới sự chỉ huy của đại uý Ivan Flerov, phóng lần đầu ngày 14/7/1941 ở Orsha, thuộc Belarus, cách Moskva 500km về phía tây. Orsha là một trung tâm giao thôngđãthông đã bị quân Đức chiếm được. Có rất nhiều binh sĩ, đạn dược của Đức tập trung tại đây. Trong lần đầu tham chiến, những gì mà Katyusha thể hiện đã vượt mọi mong đợi. Các viên hoả tiễn được phóng đi trong vòng 15 đến 20 giây với tầm xa 8 km. Quân phát xít còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì tất khu căn cứ đã bị oanh tạc tan tành. Orsha bị tàn phá nặng nề, các bệ phóng rocket đã oanh tạc khu vực và nhanh chóng rút đi mà quân Đức không kịp phản ứng lại. Sau đó nhiều tháng, quân Đức vẫn chưa thể xác định được đây là loại vũ khí gì, và đành phải báo cáo lên cấp trên rằng quân đội Nga đang sở hữu loại “đạn lửa tự động khủng khiếp”. Tư lệnh quân Đức, tướng [[Franz Halder]] sau này viết trong nhật ký về trận Orsha: ''“Người Nga đã sử dụng một loại vũ khí chưa từng được biết đến. Một cơn bão lửa đạn pháo đã đốt cháy nhà ga Orsha, toàn bộ binh sĩ và các phần cứng quân sự. Kim loại bị tan chảy và đất bị nung nóng”''.
 
Sức mạnh của “Kachiusa” không chỉ nhờ khả năng sát thương lớn mà còn thông qua việc gây ra một sức ép tâm lý cực lớn với tiếng hú đặc trưng của mình. Khi bay tới mục tiêu, hàng trăm quả rocket Katyusha sẽ tạo nên những tiếng rít rất chói tai, khi phát nổ chúng sẽ tạo ra hàng trăm tiếng nổ khủng khiếp gần như cùng lúc ở khắp xung quanh mục tiêu. Điều này tạo hiệu ứng gây sốc tâm lý rất khủng khiếp cho bộ binh đối phương. Ông Ivan Dmitrievich Dunaev, người chỉ huy một đơn vị Kachiusa đã nói ''“Phải thú thật là sau loạt bắn đầu tiên tôi ướt hết cả quần vì sợ. Gần một tuần chúng tôi mới quen được với tiếng hú của đạn và tiếng rầm rầm như nuốt hết tất cả”''. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau khi chịu đựng loạt đạn của “Kachiusa” hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa vì bị sát thương, bị điếc hoặc bị sốc vì hoảng sợ. Một tù binh Đức nói sau khi bị Hồng quân bắt giữ vào năm 1941 nói rằng ''“Có nhiều tình huống con người ta sợ phát điên bởi hoả lực rocket của Liên Xô”''.