Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ferdinand Foch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
}}
 
'''Ferdinand Foch''' ({{IPA-fr|fɔʃ}}), ([[2 tháng 10]] năm [[1851]] – [[20 tháng 3]] năm [[1929]]) là một quân nhân, người hùng [[chiến tranh]] của nước [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]], và là nhà lý luận quân sự có "tư tưởng sáng suốt và tinh tế nhất trong lực lượng [[Quân đội Pháp]]" vào đầu [[thế kỷ 20]].<ref name="Shirer, p. 81">Shirer, p. 81</ref> Ông vốn là người sùng đạo [[Công giáo]] và đã tham gia Quân đội Pháp trong cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ]] ([[1870]] - [[1871]]), sau khi Pháp bại trận ông đi giảng dạy quân sự.<ref name="stansandler284"/> Thế nhưng sau cuộc chiến ông nhanh chóng được thăng lên như "diều gặp gió", trở nên một nhà thuyết giảng quân sự có đầy ảnh hưởng.<ref name="cowley165"/> Ông là một vị tướng lĩnh trong Quân đội Pháp kể từ năm [[1907]], và tham gia trong cuộc [[Chiến tranh thế giới lần thứ nhất]]<ref name="grossoman116"/>, có mầm mống uy danh kể từ cuôc chiến đấu dũng cảm và quyết đoán của ông trong [[Trận Biên giới Bắc Pháp]]<ref name="spencertucker2"/> - lần đầu tiên mà ông chinh chiến trong đời,<ref name="cowley165"/> và đã góp phần đến chiến thắng của liên quân Anh - Pháp trong [[trận sông Marne lần thứ nhất]], kể từ trận thắng này thì ông bắt đầu trở nên lừng danh vì lòng can đảm của mình.<ref name="michaelneiberg39">Michael S. Neiberg, ''Foch: Supreme Allied Commander in the Great War'', các trang 3-9.</ref> Tuy vậy, học thuyết trọng tấn công của ông đã khiến liên quân Anh - Pháp chịu tổn thất rất nặng trong trận này.<ref name="grossoman116">Mark Grossman, ''World military leaders: a biographical dictionary'', trang 116</ref> Trong cuộc "[[Chạy đua ra biển]]" ngay sau đó, ông đã hợp tác vững chắc với các lãnh đạo quân sự của [[Bỉ]] và Anh Quốc.<ref name="spencertucker2"/> Dù thất bại nhưng ông cũng đạt được thành tựu,<ref name="cowley165"/> và tại [[trận Ypres lần thứ nhất]], học thuyết của ông lại khiến cho quân Đồng Minh tổn hại nặng, dù ông trở nên vị tướng lĩnh hàng đầu của nước Pháp.<ref name="grossoman116"/> Tuy nhiên, sang năm [[1915]] thì ông hứng chịu chỉ trích do quá hung hăng làm cho quân Đồng Minh chịu tổn thất nặng nề.<ref>Michael S. Neiberg, ''Foch: Supreme Allied Commander in the Great War'', các trang 38-43.</ref> Sau khi quân Đức tiến công trong [[trận Ypres lần thứ hai]] (1915), quyết chí phản công của ông chỉ có mang lại thất bại nặng nề mà thôi. <ref name="cowley165"/>
 
Vào năm [[1916]], Tổng tư lệnh [[Joseph Joffre]] phát động [[Trận Somme (1916)|Chiến dịch tấn công]] [[sông Somme]] mà chỉ mang lại thiệt hại kinh hoàng cho liên quân Anh - Pháp, khiến cho Joffre bị cách chức và bản thân Foch cũng mất uy tín nghiêm trọng dựa trên sự hợp tác rất chặt chẽ của ông với Joffre.<ref name="spencertucker2">Spencer Tucker, Laura Matysek Wood, ''The European powers in the First World War: an encyclopedia'', trang 257</ref> Tuy nhiên, sau khi Đại tướng [[Philippe Pétain]] lên nắm quyền Tổng tư lệnh vào năm [[1917]], Foch trở thành Tổng Tham mưu trưởng quân lực Pháp.<ref name="grossoman116"/> Nhưng, khi Quân đội [[Đế chế Đức|Đức]] tổ chức [[Tổng tấn công Mùa Xuân 1918|Chiến dịch Mùa Xuân]] năm [[1918]] đẩy quân [[Entente|Đồng Minh]] vào tình thế nguy hiểm, cơ hội lớn đến với Foch,<ref name="spencertucker2"/> và nhờ khí thế của ông<ref name="cowley165"/>, ông đã được cử làm Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng Đồng Minh, với hàm ''[[Đại Thống chế]]''. Nắm trọng trách này, ông phải rút ra mọi kinh nghiệm tác chiến của ông từ đầu cơn Đại chiến.<ref name="greenhal10"/> Nhờ có sự lãnh đạo quyết đoán, táo bạo của ông, quân Đồng Minh đã chặn đứng quân Đức và đại phá tan tành đối phương trong [[trận sông Marne lần thứ hai]] vào [[tháng 7]] - [[tháng 8]] năm 1918, tạo nên bước ngoặt cho cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất.<ref name="neiberg7586">Michael S. Neiberg, ''Foch: Supreme Allied Commander in the Great War'', các trang 75-86.</ref> Chiến công hiển hách này khiến ông được phong hàm [[Thống chế Pháp]]<ref name="stansandler284"/> - đây chính là đỉnh cao vinh quang trong suốt cuộc đời của ông.<ref name="greenhal10">Elizabeth Greenhalgh, ''Foch in Command: The Forging of a First World War General'', các trang 1-2.</ref> Tiếp theo đó, quân lực Đồng Minh của ông giành chiến thắng rất huy hoàng trong [[Trận Amiens (1918)|trận Amiens]], mở đầu cho Chiến dịch tiến công Một Trăm Ngày. Quân Đức lâm vào thảm cảnh, và Foch tận dụng ngay thời cơ.<ref name="neiberg7586"/> Sau thắng lợi vang dội của cuộc [[Tổng tấn công Một Trăm Ngày|Chiến dịch Một Trăm Ngày]], khi cảm thấy nước Đức đã đại bại<ref name="cowley165">Robert Cowley, Geoffrey Parker, ''The Reader's Companion to Military History'', trang 165</ref>, ông đặt ra những điều khoản trong [[thỏa ước với Đức]] tại rừng [[Compiègne]] vào [[tháng 11]] năm 1918.<ref name="neiberg7586"/> Do quán triệt với tư tưởng tuyệt đối hủy diệt mối đe dọa của nước Đức đối với Pháp, ông trở nên thất vọng, cay đắng do [[Hòa ước Versailles]] ([[1919]]) đã không hoàn thành điều mà ông khao khát. Trong cơn căm giận ấy Foch tuyên bố: ''"Đó không phải là hòa bình. Đó là sự hưu chiến trong vòng 20 năm"'' - lời tiên đoán này đã trở thành hiện thực khi cuộc [[Chiến tranh thế giới lần thứ hai]] bùng nổ 20 năm sau, tức năm [[1939]]. <ref name="neiberg101104">Michael S. Neiberg, ''Foch: Supreme Allied Commander in the Great War'', các trang 101-104.</ref><ref>R. J. Overy, Andrew Wheatcroft, ''The road to war'', trang 122</ref>