Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Protein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
{{1000 bài cơ bản}}
[[tập tin:Myoglobin.png|nhỏ|phải|Minh họa cấu trúc 3D của protein [[myoglobin]] cho thấy cấu trúc bậc 2 của xoắn alpha (màu ngọc lam). Đây là protein đầu tiên được phân giải cấu trúc bằng kỹ thuật [[tinh thể học tia X]]. Về phía bên phải tâm giữa các sợi xoắn có một nhóm ngoại (prosthetic group) gọi là [[hem|nhóm hem]] (màu xám) liên kết với một phân tử ôxy (đỏ).]]
'''Protein''' (phát âm tiếng Anh: {{IPAc-en|ˈ|p|r|oʊ|ˌ|t|iː|n}}, phát âm tiếng Việt: ''prô-tê-in'', còn gọi là '''chất đạm''') là những [[phân tử sinh học]], hay [[đại phân tử]], chứa một hoặcgồm nhiều mạch dài của các nhóm [[axit amin]]. Protein thực hiện rất nhiều chức năng bên trong [[sinh vật]], bao gồm các [[xúc tác bằng enzym|phản ứng trao đổi chất xúc tác]], [[sao chép DNA]], [[tín hiệu tế bào|đáp ứng lại kích thích]], và vận chuyển phân tử từ một vị trí đến vị trí khác. Các protein khác nhau chủ yếu ở trình tự của các axit amin trong cấu tạo của chúng, mà trình tự này bị chi phối bởi trình tự [[nucleotide]] của các [[gen]] quy định tương ứng, và ở kết quả của giai đoạn [[cuộn gập protein]] (protein folding) thành những [[cấu trúc protein|cấu trúc 3 chiều]] xác định lên chức năng của nó.
 
Một mạch thẳng các nhóm axit amin liên kết với nhau gọi là chuỗi [[peptit|polypeptide]]. Protein chứa ít nhất một chuỗi dài polypeptide. Các polypeptide ngắn, chứa ít hơn 20-30 nhóm amin, hiếm khi được coi như là protein và thường được gọi là [[peptit]], hoặc thỉnh thoảng là [[oligopeptide]]. Từng nhóm axit amin được liên kết với nhau bởi [[liên kết peptit]]. Trình tự của axit amin trong một protein được xác định bằng [[trình tự ADN|trình tự]] của một [[gen]]e, mà được mã hóa thành thông tin [[mã di truyền]]. Trong tự nhiên, nói chung có 20 axit amin sinh protein; tuy nhiên trong một số sinh vật nhất định mã di truyền của chúng có thể bao gồm [[selenocysteine]] và trong một số [[vi khuẩn cổ|archaea]] là [[pyrrolysine]]. Ngay sau khi tổng hợp hoặc thậm chí trong quá trình tổng hợp, các nhóm amin trong một protein thường bị thay đổi tính chất hóa học bởi giai đoạn [[sửa đổi sau dịch mã]] (post-translational modification), làm biến đổi tính chất hóa học và vật lý, sự gập xoắn, tính ổn định, hoạt động và cuối cùng là chức năng của protein. Một số protein còn có nhóm phi-peptide gắn thêm vào, mà được gọi là nhóm ngoại lai (prosthetic group) hay [[đồng yếu tố (hóa sinh)|đồng yếu tố]] (cofactor). Protein cũng làm việc với nhau để có được một chức năng chuyên biệt, và chúng thường phối hợp để tạo thành dạng [[phức hệ protein]] ổn định.
Dòng 131:
[[tập tin:Mouse cholera antibody.png|nhỏ|upright|Sơ đồ cấu trúc dải ruy băng (Ribbon diagram) của một kháng thể ở chuột chống lại [[bệnh tả|vi khuẩn tả]], kháng thể này liên kết với một kháng nguyên [[cacbohydrat]] (các nguyên tử hình cầu).]]
 
Nhiều protein tham gia vào các giai đoạn của quá trình truyền [[tín hiệu tế bào]] và [[tải nạp tín hiệu]]. Một số protein, như [[insulin]], là những protein ngoại bào thực hiện truyền tín hiệu từ tế bào mà chúng được sinh tổng hợp đến những tế bào khác trong [[mô]] ở xa. Những protein khác là [[protein màng]] (membrane protein) hoạt động như là những [[thụ thể (hóa sinh)|thụ thể]] mà chức năng chính là liên kết với một phân tử tín hiệu và cảm ứng một đáp ứng hóa sinh bên trong tế bào. Nhiều thụ thể có vị trí liên kết nằm bên trên bề mặt tế bào và miền tác dụng nằm bên trong tế bào, mà hoạt động chức năng enzyme có thể trải qua một sự thay đổi hình dáng (conformational change) được phát hiện bởi những protein khác bên trong tế bào.<ref>Branden and Tooze, pp. 251–81.</ref>
 
[[Kháng thể]] là những thành phần protein của một [[miễn dịch thu được|hệ miễn dịch thu được]] (adaptive immune system) có chức năng chính là liên kết với các [[kháng nguyên]], hoặc những cơ chất lạ bên trong tế bào của cơ thể, và nhận diện đánh dấu chúng để tiêu hủy. Kháng thể có thể tiết vào môi trường ngoại bào hoặc bám vào màng của những [[tế bào B]] chuyên biệt (B cell) gọi là [[tế bào plasma]]. Trong khi các enzyme bị giới hạn ở ái lực liên kết với các chất nền bởi tính cần thiết cho việc điều khiển phản ứng mà chúng tham gia, các kháng thể lại không bị giới hạn này. Ái lực liên kết của các kháng thể với mục tiêu của nó là cực kỳ cao.<ref>van Holde and Mathews, pp. 247–50.</ref>