Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Strela-2”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 90:
Ngày 28/1/1973, Hiệp định Paris có hiệu lực. Tháng 7/1973, có 22 lần quân đội Việt Nam sử dụng tên lửa A-72, bắn rơi 7 máy bay của không quân Sài Gòn (theo William Le Gros,, "Vietnam: Cease Fire To Capitulation"): 1 chiếc A-37 và 1 chiếc UH-1 ở Quảng Trị, 2 chiếc A-1 và 1 chiếc F-5 ở Bình Long, 1 chiếc A-1 ở Tiên Phước, 1 chiếc UH-1 và 1 chiếc CH–47 ở Biên Hòa. Theo thống kê của trang globalsecurity.org, tính tổng số từ tháng 1/1973 đến mùa hè 1974, con số tổn thất máy bay của quân đội Sài Gòn là 17 chiếc: 5 máy bay A-1; 5 chiếc A-37; 1 chiếc AC-119; 1 chiếc F-5; 3 chiếc UH-1; 2 chiếc CH-47. Báo cáo chính thức của tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ cung cấp là quân đội Sài Gòn tổn thất 23 máy bay chiến đấu. Đến cuối năm 1974 tổng số lên đến 28 máy bay, trong đó có ít nhất một chiếc AC-119.
 
Sự xuất hiện của A-72 đã gây một áp lực tâm lý nặng nề cho phi công Mỹ, nhất là phi công trực thăng. Tại miền Nam trước năm 1972, quân Giải phóng chỉ có thể bắn máy bay Mỹ bằng súng máy, phi công Mỹ chỉ cần bay cao hơn 800 mét là khá an toàn. Chỉ những lúc trực thăng Mỹ bay thấp thì mới dễ bị bắn, nhưng trực thăng bị trúng một vài phát đạn súng máy thì cũng chưa chắc đã rơi, và nếu có rơi thì phi công Mỹ vẫn có tỷ lệ sống sót khá cao. Nhưng khi tên lửa A-72 xuất hiện thì tínhtình thế khác hẳn: A-72 có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao tới 4 km (không một loại trực thăng nào thời đó có thể baythoát caokhỏi hơntầm đểbắn tránh đạnnày), và chỉ cần 1 quả đánh trúng trực thăng thì sức nổ của nó sẽ ngay lập tức giết chết phi công hoặc khiến trực thăng bốc cháy dữ dội, khiến tỷ lệ sống sót của phi công là rất thấp. Theo 1 thống kê đối với 9 trực thăng Mỹ trúng tên lửa vào năm 1972, chỉ có 2 tổ phi công (lái loại AH-1 Cobra) là may mắn thoát chết.
 
Anh hùng Trần Văn Xuân (dùng A-72 bắn rơi 8 máy bay) lúc đó là tiểu đội trưởng kiêm xạ thủ cho biết: Nếu chỉ suy nghĩ và tuân theo chiến thuật lý thuyết một cách cứng nhắc thì sẽ không có những chiến công vang dội. Lúc huấn luyện, khi bộ đội Việt Nam thắc mắc thì giáo viên thường nói: ''“Nhà sản xuất hướng dẫn thao tác thế. Không sai đâu. Phải chấp hành!”''. Khi mới vào trận, chiến thuật được dạy theo lý thuyết tỏ ra không hiệu quả, riêng tiểu đội của Xuân hy sinh gần một nửa. Anh Xuân nhận ra nguyên nhân là do cách bắn nâng rê trước khi phóng đạn một giây, chỉ theo ước lượng của xạ thủ chứ không có tham số mục tiêu cụ thể khiến tên lửa hay bị trượt, vì vậy anh Xuân lặng lẽ nghiên cứu máy ngắm của súng 12,7mm, rồi tự chế tạo ra khung điểm đón cho A-72. Liên tiếp hai trận đánh, ông xin trung đội trưởng cho lắp khí tài tự chế, diệt 1 chiếc UH-1, 2 chiếc A-37. Cuối năm 1972, đồng chí Tuy (trợ lý A72 của Quân chủng) vào chiến trường tiếp nhận kinh nghiệm cải tiến của Trần Văn Xuân rồi giới thiệu cho chuyên gia Liên Xô, họ chấp nhận và cho cải tiến khí tài SA-7 gắn trên tàu hải quân.