Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 347:
 
Năm 1864, chính quyền thuộc địa mở trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) dạy cấp tốc tiếng Pháp cho người Việt, Khmer và Hoa, dạy ngôn ngữ một số nước châu Á cho người Pháp. Người Pháp còn mở trường thông ngôn dạy tiếng Việt cho người Pháp tên là D'Adran (Bá Đa Lộc). Năm 1886, sau khi chiếm Bắc Kỳ, Pháp mở trường Thông ngôn Hà Nội đào tạo thông ngôn và giáo viên. Ngoài ra còn có các trường đào tạo nhân viên hành chính, tư pháp, tài chính, thuế khóa... phục vụ cho công việc cai trị và những trường sư phạm sơ cấp đào tạo giáo viên dạy chữ quốc ngữ, chữ Pháp. Cuối thế kỷ 19, Pháp bắt đầu xây dựng hệ thống giáo dục chuyên nghiệp nhằm đào tạo thợ chuyên môn đáp ứng nhu cầu mở rộng công nghiệp. Năm 1898, Pháp mở trường dạy nghề Hà Nội với hai ngành nông nghiệp và mỹ nghệ học trong ba năm. Một số trường dạy nghề cũng được mở ở Sài Gòn (trường Kỹ nghệ), Huế (trường Bách nghệ), Thủ Dầu Một (trường Mỹ nghệ) và các trường đào tạo thợ ngành gỗ và sắt ở Nam Định, Hải Phòng. Cho đến trước cải cách giáo dục 1906, Pháp đã tổ chức ở Đông Dương 12 trường chuyên nghiệp, tập trung ở Nam Kỳ như Sài Gòn, Biên Hòa, Hà Tiên, Sa Đéc. Các trường này dạy ba nhóm ngành: công nghiệp châu Âu, công nghiệp bản xứ, mỹ nghệ và tiểu thủ công nghiệp. Đầu thế kỷ 20, người Pháp mới tổ chức một số trường cao đẳng ngành y, sư phạm, luật vì lúc này các trường trung học có thể cung cấp những học sinh có bằng thành chung hoặc tú tài. Theo đề án của Hội đồng cải cách giáo dục lần thứ nhất 1906 thì không có việc thành lập trường đại học, nhưng trước đòi hỏi của các sĩ phu yêu nước, Pháp thành lập trường đại học đầu tiên của Việt Nam là Đại học Đông Dương tuyển sinh viên từ những người tốt nghiệp trung học hoặc đỗ thi Hương, biết tiếng Pháp. Sinh viên khóa đầu tiên hầu hết là công chức đang làm việc ở cơ quan trung ương của chính quyền thực dân. Hoạt động được hơn một năm Đại học Đông Dương đóng cửa vì thiếu giáo sư chuyên nghiệp trong khi đó, trình độ người học quá thấp so với chương trình. Giáo dục đại học chỉ được cải thiện khi Toàn quyền Đông Dương ra nghị định quy chế chung về bậc cao đẳng năm 1918. Học sinh muốn vào trường cao đẳng phải có bằng thành chung hoặc bằng tú tài bản xứ, tuổi 18-25. Trong đơn xin học, sinh viên phải cam kết làm việc cho "Nhà nước bảo hộ" ít nhất 10 năm.<ref>[https://www.tienphong.vn/giao-duc/he-thong-truong-nghe-va-cao-dang-thoi-phap-thuoc-1181974.tpo Hệ thống trường nghề và cao đẳng thời Pháp thuộc], Báo Tiền phong, 02/09/2017</ref> Đến năm 1945, toàn Đông Dương chỉ có [[Viện Đại học Đông Dương]] bao gồm 10 trường thành viên: Cao đẳng Y khoa, Cao đẳng Nông nghiệp, Cao đẳng Thú y, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Địa chính, Cao đẳng Luật khoa, Cao đẳng Khoa học, Cao đẳng Mỹ thuật...<ref>[http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/C1787/2006/03/N7403/ Sự ra đời của Đại học Đông Dương qua tài liệu lưu trữ], Đào Thị Diến, Website Đại học Quốc gia Hà Nội.</ref><ref>[http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=3511&CategoryID=6 Từ Đại học Đông Dương đến Đại học Quốc gia Hà Nội], Đinh Xuân Lâm, Tạp chí Tia sáng, 04/10/2010.</ref><ref>[http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/dai-hoc-dong-duong-su-doan-tuyet-voi-qua-khu-1 Đại học Đông Dương - Sự đoạn tuyệt với quá khứ?], Trần Thị Phương Hoa, 20 Tháng 4 2013, Tạp chí văn hóa Nghệ An.</ref>. Viện đại học Đông Dương chỉ đào tạo bậc đại học. Nếu sinh viên muốn học sau đại học thì phải sang Pháp. Năm học 1944-1945, cả Viện này có 1.575 sinh viên<ref>Pierre Brocheur và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009, tr. 217-49.</ref> (so với tổng dân số Việt Nam khi đó là 23 triệu). Phần lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con em các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ. Các gia đình nông dân, nhân dân lao động nghèo rất ít có khả năng cho con em theo học.[[Tập tin:Hoc-sinh-Ha-Noi-thoi-Phap-thuoc-Bandoc-GiaoducVietNam-1.jpg|nhỏ|phải|300px|Giờ học âm nhạc thời Pháp thuộc.]]
Chính sách giáo dục của chính quyền Pháp nhằm dụng ý là để chuyển hướng tư duy của đại chúng, xóa bỏ những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, truyền bá văn minh Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Mối đe dọa đáng sợ cho chính quyền thực dân Pháp là [[Nho giáo]] qua các sách vở Hán văn, bởi Nho giáo cổ vũ lòng yêu nước chống ngoại xâm và khuyến khích giới trí thức quan tâm đến các vấn đề chính trị<ref>Cooper, Nicola. Trang 36.</ref>. Hơn nữa người Pháp rất khó chịu trước giới sĩ phu Nho học không ngừng đả kích chế độ thực dân, kích động sự bất mãn của dân chúng thậm chí lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Vì vậy người Pháp đã dồn nhiều nỗ lực vào việc cải biến nền giáo dục bản xứ: loại bỏ Nho học và cấm giảng dạy [[lịch sử]] Việt Nam, thay vào đó là các kiến thức khoa học phương Tây, văn chương và [[lịch sử Pháp]]. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính được dùng trong trường học còn tiếng Việt và tiếng Hán chỉ là ngoại ngữ. Một chứng cứ khác là sách giáo khoa thời Pháp thuộc không dùng danh từ "Việt Nam" mà chỉ nhắc đến "Đông Pháp" và các xứ lệ thuộc. Các kỳ thi [[khoa bảng Việt Nam]] cũng bị loại bỏ, thay vào đó là các kì thi bằng tiếng Việt và tiếng Pháp phỏng theo các kì thi của Pháp. Triều đinh nhà Nguyễn cũng đồng tình với chính sách bãi bỏ Hán học của Pháp mà không xét đến hậu quả lâu dài là đạo đức xã hội xuống cấp, người Việt bị tách rời khỏi di sản học thuật của nước nhà tích lũy được trong mười thế kỷ, toàn xã hội mất phương hướng, mê loạn về giá trị. Học giả [[Trần Trọng Kim]] nhận định "''SựXét ra cho kỹ, sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì người mình nông nổi, không suy nghĩ cho chín, chưa gì đã đem phá hoại cả đi, thành thử cái xấu, cái dở của mình thì vị tất đã bỏ đi được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội của ta được vững bền vữnghàng mấy nghìn năm nay. CáiPhàm người ta muốn bỏ cái cũ đã hẩm nát, tất là phải có cái mới tốt hơn, đẹp hơn để thay vào. Nay ta chưa có cái mới mà đã vội vàng bỏ cái cũ đi, thành ra đổ nát cả, mà không có cái gì thay vào được. Ấy là cái tình trạng nước ta hômngày nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra giữa biển, đánh mất địa bàn chỉ nam, không biết phương hướng nào mà đi cho phải đường, cứ lênh đênh mãi, không khéo lại bị sóng gió va vào đá vỡ tan mất cả.''<ref>Nho giáo, Trần Trọng Kim, 1930</ref>".
 
Giáo dục thời Pháp thuộc để lại nhiều mặt tiêu cực với Việt Nam. Năm 1905, [[Phan Bội Châu]] cho rằng nền giáo dục của Pháp ''"chỉ dạy viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp"''. Học giả Trần Trọng Kim cho rằng nền giáo dục Pháp đã biến một xã hội ''"nghe đến nước mình thì ngây ngây như người ngoại quốc, sử nước mình không biết, tiếng nói nước mình thì chỉ biết qua loa"''. Cho đến năm 1930, tổng số học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số Việt Nam. Do số người được đi học thấp, kết quả là tới năm 1945, trên 95% dân số Việt Nam bị [[mù chữ]]. Một nền giáo dục như vậy khiến người Việt bị tách rời khỏi cội rễ văn hóa dân tộc trong khi không hiểu biết đến nơi đến chốn, không hấp thu được phần tinh túy của văn hóa phương Tây<ref>Phạm Quỳnh, Phong hóa suy đồi, Nam Phong, 1932</ref>. Người Việt bị biến thành những kẻ vong bản và vong nô trên chính quê hương của mình<ref>Về đặc điểm của tầng lớp trí thức Tây học ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 195‐202</ref>. Tuy nhiên, người Việt cũng không có ý thức học Pháp đến nơi đến chốn để canh tân quốc gia, tự lực tự cường trong khi giới sĩ phu và chính quyền [[Nhật Bản]] quyết tâm vượt mọi khó khăn nắm vững khoa học và cách tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội của phương Tây để hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. [[Phan Châu Trinh]] nói về điều này "''Nước ta từ ngày Pháp sang bảo hộ trên mấy mươi năm, người mình học Tây học chỉ làm được việc phiên dịch nói phô mà thôi, không có ai hấp thu được chỗ tinh túy, phăn tìm đến nơi màu nhiệm về mà đào tạo ra học trò để làm việc vẻ vang cho nòi giống. Trái lại, bụng không một hạt gạo mà nói chuyện thi thư, tay không nửa đồng mà tự xưng Khổng Mạnh. Có lẽ da thịt huyết tủy của người nước mình mấy ngàn năm nay đã bị cái hấp lực của huyết dẫn người Tàu chi phối hết cả, nên ngày nay đành làm nộm rối cho người Tàu mà không tự biết chăng? Không thế thì sao lửa đốt bên da mà không biết nóng, sét đánh ngang trán mà không biết sợ, thày hay bạn giỏi ở một bên mà không biết gắng sức bắt chước bước theo. Thậm chí nữa trằn trọc tráo trở, một hai toan tìm một nước thứ ba nào yêu thương mình mà vui lòng làm tôi làm tớ''<ref>Hiện trạng vấn đề, Phan Châu Trinh, 1907</ref>".