Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồng quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 247:
Sử gia Anthony Beevor cáo buộc rằng có những binh lính Hồng quân còn cưỡng hiếp cả những nữ tù binh Liên Xô được giải thoát khỏi các trại giam. Ông cũng cáo buộc chính quyền Liên Xô dù đã nhận được thông tin về những vụ hãm hiếp của Hồng quân nhưng lại cố tình làm ngơ và không có động thái gì để ngăn chặn.<ref name="Bird">{{cite journal |last=Bird |first=Nicky |title=Berlin: The Downfall 1945 by Antony Beevor |journal=International Affairs |volume=78 |number=4 |date=October 2002 |pages=914–916 |institution=Royal Institute of International Affairs}}</ref>. Năm 2015, sách của Beevor đã bị cấm ở các trường học ở Nga <ref>{{cite news|url=https://www.theguardian.com/world/2015/aug/05/russian-region-bans-british-historians-books-from-schools|title=Russian region bans British historians' books from schools|last=Walker|first=Shaun|date=6 August 2015|newspaper=The Guardian|accessdate=6 August 2015|location=Moscow}}</ref>. Norman Naimark cho rằng động cơ đằng sau những vụ hãm hiếp của binh lính Liên Xô có thể xuất phát từ "cảm giác tự ti của người Nga" khi chứng kiến mức sống cao hơn của người Đức so với họ, ngay cả trong tình trạng đổ nát. Ông này cũng cho rằng ảnh hưởng của việc say rượu và tâm lí muốn trả thù Đức cũng là lí do khiến cho binh lính Hồng quân có những hành vi ngược đãi đối với dân thường Đức {{sfn|Naimark|1995|pages=114–115}}
 
Tuy nhiên, một số tài liệu và hồi ký của các binh sĩ Hồng Quân phủ nhận điều này. Trong [[Hồi ký của Mansur]], tiểu đoàn trưởng một đơn vị Hồng quân, ông nói "không có cướp bóc và hãm hiếp bởi binh sĩ dưới quyền" bởi những hình phạt nghiêm khắc được đề ra. Thậm chí ông kể lại một người Đức đã dẫn hai cô gái đến cho ông để "lấy lòng", và ông đã đuổi họ về vì cho rằng đó là "quá vô đạo đức". Trong hồi ký khác "800 ngày trên Mặt trận phía Đông", tác giả đã gọi những sử gia [[phương Tây]] loan báo về nạn cướp bóc hãm hiếp trên diện rộng là "những sử gia xấu bụng", các tài liệu mang màu sắc chính trị chống Xô Viết từ thời [[Chiến tranh Lạnh]]. Ông cho rằng những hành vi này chỉ xảy ra ở các đơn vị cá biệt. Hơn nữa con số phụ nữ bị hãm hiếp đã bị phóng đại, vì thực tế có rất ít trẻ em Đức sinh ra sau chiến tranh không rõ cha là ai. {{fact}}
 
Về vấn đề cướp phá các cửa hàng, ông viết: ''"Quân ta có cướp bóc không? Không rõ. Trong nhiều tính huống cần đánh giá một cách thận trọng vì đó thường chỉ là việc vượt quá quy định một chút. Không việc gì phải cướp bóc cả; sau tất cả, những [[người lính]] chỉ thỉnh thoảng cần một chút gì đó để ăn và uống cho thích đáng. Khi bạn tấn công, bao giờ cũng thu được chiến lợi phẩm. Chúng tôi đã bắt gặp rất nhiều kho hậu cần và hàng hóa của bọn Đức dọc đường tiến quân nhưng nhà bếp quân ta bao giờ cũng cung cấp gấp 3 lần số cần thiết. Và thật khó để phân biệt đâu là nhà kho của quân đội, đâu là cửa hàng của dân thường do vấn đề ngôn ngữ"'' {{fact}}
 
Theo [[Stuart Britton]], một ký giả chuyên ghi chép về Hồng quân, ông đánh giá: ''Tình hình thay đổi khi Hồng quân tiến vào nước Đức. Ham muốn báo thù trỗi dậy mạnh mẽ ở phần lớn trong số họ, sau nhiều năm chiến tranh và sự chiếm đóng tàn bạo của người Đức đã hủy diệt vô số trang trại, làng mạc và gia đình người Liên Xô. Các bằng chứng từ cả hai phía dân thường và cựu binh Nga cho biết chỉ có các lực lượng tiếp quản đi sau mới phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo quá mức đối với dân thường. Nhiều người trong số họ vốn là tù nhân được gom vội vào Hồng quân hoặc đã từng sống lâu dài trong vùng tạm chiếm, bị quân Đức chiếm đóng đối xử tàn bạo. Sự giáo dục và kỷ luật quân đội trong những đơn vị lính phần lớn là tân binh nghĩa vụ này cũng thấp hơn nhiều cánh lính cựu phục vụ tại các đơn vị tuyến đầu.'' {{fact}}
 
Hơn nữa cũng có bằng chứng chứng tỏ các chỉ huy Hồng quân hoàn toàn không làm ngơ với các hành vi của binh lính. Những hành vi cướp bóc, hãm hiếp chỉ là bột phát do tâm lý muốn trả thù của binh lính chứ không phải là chủ trương của các cấp chỉ huy Hồng quân. Đại sứ Nga tới Anh cho biết các cáo buộc hãm hiếp là vô căn cứ, ''"Đó là một sự ô nhục khi vu khống chống lại những người đã cứu thế giới khỏi [[chủ nghĩa phát xít]]."''<ref>[http://www.telegraph.co.uk/opinion/main.jhtml?xml=/opinion/2002/01/25/dt2506.xml telegraph.co.uk]</ref> Một số nhà sử học đã dẫn chứng một lệnh ban hành ngày 19 tháng 1 năm 1945, yêu cầu việc ngăn ngừa ngược đãi thường dân. Một lệnh của Hội đồng quân sự của [[Mặt trận Byelorussia số 1]], có chữ ký của Nguyên soái Rokossovsky, đã ra lệnh bắn bọn trộm cướp và hiếp dâm tại hiện trường của vụ án. Một lệnh ban hành bởi Stavka vào ngày 20 tháng 4 năm 1945 nói rằng cần phải duy trì quan hệ tốt với người dân Đức để giảm kháng cự và để chiến sự kết thúc nhanh hơn.<ref>{{Chú thích web | url = http://actualhistory.ru/51 | tiêu đề = Н. Мендкович. Кто «изнасиловал Германию»? (часть 1). Актуальная история | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 19 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref><ref>http://gpw.tellur.ru/page.html?r=books&s=beevor</ref><ref>{{Chú thích web | url = http://svpressa.ru/war/article/8271/ | tiêu đề = Секс-Освобождение: эротические мифы Второй мировой | tác giả 1 = svpressa.ru | ngày = | ngày truy cập = 19 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>