Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diên Hi công lược”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 88:
| align="left" |<small>Bảo thân vương Đích Phúc tấn (嫡福晋) → Hoàng hậu (皇后)→ '''Hiếu Hiền hoàng hậu''' (孝賢皇后; truy thụy)</small><br>
Xuất thân [[Mãn Châu Tương Hoàng kỳ]], thuộc tộc [[Phú Sát|Phú Sát thị]] danh giá, thê tử kết tóc của Càn Long, cũng là người ông nặng tình nhất. Dung Âm dịu dàng hiền thục, tâm sáng như ngọc, Càn Long còn phải nói ''"không tìm được bất kỳ điểm xấu nào"''. Với phi tần, bà ân cần che chở như tỷ muội, đặc biệt là [[Thuần Huệ Hoàng quý phi|Thuần phi]], [[Kế Hoàng hậu|Nhàn phi]] và [[Du Quý phi|Du quý nhân]]. Với hài tử trong cung, bà đối đãi không khác con ruột dù bản thân gặp phải bất hạnh mất con.<br>
4 tập đầu phim, Dung Âm bi ai cái chết của con trai đầu là Hoàng nhị tử [[Vĩnh Liễn]] nên lạnh nhạt hoàng đế, không thiết quản hậu cung, khiến [[Tuệ Hiền Hoàng quý phi|Cao quý phi]] mặc sức làm mưa làm gió. Sau khi Phó Hằng hóa giải hiểu lầm bằng cách cho biết năm Vĩnh Liễn 1 tuổi đã được Càn Long bí mật phong [[Hoàng thái tử]], thể hiện hi vọng cao ngất trời đối với vị đích tử này, cái chết của cậu đã khiến ông rất buồn. Bà vượt qua nỗi đau, lấy lại phong thái, giúp Càn Long quản lý tốt hậu cung.<br>
Dung Âm gặp Anh Lạc trong buổi lễ [[sinh nhật|sinh thần]], ấn tượng vì cô ăn nói linh hoạt, xử lý tình huống khéo léo nên cho hầu trong Trường Xuân cung. Bà rất thương Anh Lạc: dạy cô [[chữ viết]] và cách đối nhân xử thế; thấy Anh Lạc rắp tâm báo thù thì khuyên cô buông bỏ để sống thanh thản; ngoài ra bất chấp mọi khiển trách của Càn Long để che chở cô, vì trong mắt Dung Âm, một Anh Lạc ăn ngay nói thẳng, vô lo vô nghĩ là tất cả những gì bà mong muốn trở thành, song bị cung quy trói chặt nên phải cẩn trọng hành vi, lời nói và lễ pháp.<br>
Cảm kích công ơn Hoàng hậu, Anh Lạc xem bà vừa là ân sư, vừa là chị gái. Cô nhiều lần giải vây cho bà, bảo vệ mẹ con [[Du Quý phi|Du quý nhân]] khỏi nanh vuốt của [[Tuệ Hiền Hoàng quý phi|Cao quý phi]] và [[Thục Gia Hoàng quý phi|Gia tần]], trở thành tâm phúc khiến Nhĩ Tình đố kị. Dung Âm ủng hộ tình cảm của cô với Phó Hằng, tuy nhiên vào tiệc [[Tết Trùng cửu|Tết Trùng dương]] tại [[Ngự Cảnh đình]], bà bị Cao quý phi đẩy từ cầu thang xuống, dẫn đến [[sẩy thai]] và [[hôn mê]] suốt thời gian dài. Nhĩ Tình chớp lấy thời cơ, xin Càn Long ban hôn cho Phó Hằng. Dung Âm tỉnh dậy, biết được nên vô cùng bất mãn. Để chuộc lỗi, Nhĩ Tình mang thuốc trợ thai giúp Dung Âm sinh đích tử. Vài tuần sau bà lại mang thai, Nhĩ Tình phục sủng, được tự do ra vào cung.<br>
Dung Âm hạ sinh ra Hoàng thất tử Vĩnh Tông - [[đích tử]] thứ hai của Càn Long. Hoan hỉ không lâu thì đêm giao thừa [[Vạn Cát tường]] thuộc Trường Xuân cung bị cháy, Vĩnh Tông chết trong biển lửa. Bà tâm trí rối loạn, không cho [[thái giám]] chôn con nên bị Càn Long trách mắng. Quằn quại nỗi đau mất con, phu quân bên gối không hiểu mình, cộng thêm Nhĩ Tình dựng chuyện cái thai trong bụng là của Càn Long do được sủng hạnh lúc say rượu khiến bà uẫn ức, nhảy thành cao tự tử. Trước khi chết bà gỡ bỏ lụa là trang sức, từ bỏ ngôi vị Hoàng hậu để trở lại làm Phú Sát Dung Âm bình thường. Càn Long đau đớn day dứt, phong thụy hiệu là '''Hiếu Hiền hoàngHoàng hậu'''. Nhiều năm sau, Càn Long vẫn luôn ân hận với bà.<br>
 
Con cái: