Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rangaku”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 55:
[[Bán đảo Triều Tiên]] dưới thời cai trị của [[nhà Joseon]] kể từ cuối thế kỷ 16 cho đến cuối thế kỷ 19 (giai đoạn này bán đảo Triều Tiên được phương Tây biết đến chủ yếu với biệt danh: ''Vương quốc ẩn dật''), đã thực thi chính sách [[bế quan tỏa cảng]] một cách gần như tuyệt đối nên gần như không có sự nhận thức đáng kể nào về phương Tây.
===Việt Nam===
Khác với Nhật Bản và Triều Tiên, xã hội [[Việt Nam]] kể từ thời phân cách [[Đàng Trong]]-[[Đàng Ngoài]] đầu thế kỷ 17, qua thời [[nhà Tây Sơn]], rồi thời [[nhà Nguyễn]] cho đến giữa thế kỷ 19, đã có những tiếp xúc tương đối cởi mở với người phương Tây về nhiều mặt (kể cả với [[người Hà Lan]]), nhưng chưa từng có một phong trào nào giống Rangaku của Nhật Bản. Một nguyên do quan trọng giải thích cho điều này là giới trí thức [[nho sĩ]] Việt Nam (cho tới khi bị Pháp đô hộ) đã tự giam mình dưới cái bóng chính trị, văn hóa khổng lồ cùng thế giới quan bảo thủ của Trung Quốc trong cả nghìn năm, nên về nhiều mặt còn tỏ ra bảo thủ hơn cả trí thức nho sĩ Trung Quốc. Hầu hết kiến thức về phương Tây (như những kiến thức về triết học, tư tưởng, khoa học tự nhiên và kỹ thuật thường được gọi chung là "[[Tân thư]]" hay "[[Tân học]]") mà một bộ phận nhỏ nho sĩ Đại Việt tiếp thu (dù chỉ ở mức độ rất giới hạn so với nho sĩ Trung Quốc) trước khi bị người [[Thời kỳ Pháp thuộc|Pháp xâm lược]] là thông qua các tài liệu chữ Hán đã được dịch ra từ sách vở phương Tây (và cũng có thể bao gồm thư tịch chữ Hán dịch từ tài liệu tiếng Nhật thời thế kỷ 19) chủ yếu bởi giới truyền đạo Công giáo [[dòng Tên]] đến từ châu Âu hợp tác với một bộ phận nhỏ nho sĩ Trung Quốc đương thời (điển hình như trường hợp [[:en:Matteo Ricci|Matteo Ricci]], [[:en: Sabatino de Ursis|Sabatino de Ursis]], [[:en:Ferdinand Verbiest|Ferdinand Verbiest]] và [[:en:Xu Guangqi|Xu Guangqi]]) bắt đầu từ thế kỷ 16 trở đi. Những kiến thức này cũng chỉ phổ biến ở vài Nho sĩ Việt Nam từng ra nước ngoài như [[Nguyễn Trường Tộ]], [[Phạm Phú Thứ]]. Cũng như hầu hết những nhà cai trị phong kiến của Việt Nam (ngay cả với những người có không ít hiểu biết về sức mạnh của phương Tây như [[Gia Long]], [[Minh Mạng]]) trước khi họa xâm lăng từ phương Tây cận kề thì đều không có thái độ thực sự cầu thị trong việc tiếp thu những giá trị văn hóa và khoa học phương Tây, ngay cả ở mức độ tiếp thu có chọn lọc như [[người Nhật]]. Dư luận chung trong nước đều không muốn duy tân học hỏi phương Tây. Việc đóng cửa đất nước khiến đa số người Việt không cập nhật được tình hình thế giới nên không thấy được sự cấp bách của việc học hỏi phương Tây để chống lại họa mất nước. Sự tiếp nhận kiến thức phương Tây ở Việt Nam bởi giới học thức Nho sĩ mang nặng tính thụ động do sức ép nhiều mặt từ thế lực bên ngoài, trái ngược với sự tiếp nhận mang tính chủ động cao của [[người Nhật Bản]]. Chính thái độ thiếu cầu thị của người Việt đối với văn minh phương Tây khiến Việt Nam không chịu duy tân để hiện đại hóa quốc gia dẫn đến mất nước kéo theo sau đó là những hậu quả xấu đối với xã hội Việt Nam trong thời [[Pháp thuộc]] cùng những bi kịch mà quốc gia này phải chịu đựng trong thế kỷ XX.
 
===Thái Lan===