Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 55:
Sau khi lên ngôi, [[Nguyễn Ánh]] đề cao Nho giáo, phát triển giáo dục lấy Nho giáo làm trọng tâm. Ông cũng trọng dụng các trí thức Nho học thay thế các võ tướng từng theo ông chinh chiến. Trong mấy chục năm đầu đời Nguyễn, triều đình biên soạn nhiều công trình địa lý, lịch sử, giáo khoa khá đồ sộ đóng góp lớn cho học thuật, đồng thời góp phần phổ biến Nho giáo. Các vua nhà Nguyễn rất quan tâm đem tư tưởng Nho giáo giáo hóa dân chúng, cải tạo tư tưởng, tổ chức xã hội. Nho giáo thời Nguyễn phát triển mạnh hơn các triều đại trước về số lượng người đi thi, người đỗ đạt, số lượng sách vở nhưng cũng có khuynh hướng bảo thủ, giáo điều hơn. Nho học vốn đã được truyền bá rộng rãi và lâu đời ở miền Bắc và phát triển theo hướng Đường Tống, từ chương nhiều hơn nghĩa lý. Xu hướng khảo chứng mới có từ cuối thể kỷ XVIII chủ yếu với Lê Quý Đôn và các học trò của ông nhưng chưa chiếm ưu thế. Ở miền Nam Nho học phát triển chậm hơn và hẹp hơn nhưng lại trực tiếp tiếp xúc với Nho học đời Thanh ở Trung Quốc thông qua việc tiếp xúc với Hoa kiều. Nhóm Gia định tam gia có ảnh hưởng nhiều đến Nho học đầu đời Nguyễn ở Huế. Tuy về sau số lượng các nhà Nho miền Bắc chiếm tỷ lệ áp đảo nhưng ý kiến tranh cãi xung quanh cái học từ chương và nghĩa lý, thực dụng và không đàm, học Đại toàn chứ không học Toàn yếu đều là muốn phát triển một thứ Nho học sát với nội dung của Tống Nho. Nội dung các bài bàn luận về học thuật cũng như nội dung các văn tập thời đó đều theo khuynh hướng từ chương. Một điều đáng chú ý là Việt Nam tiếp xúc với phương Tây từ cuối thế kỷ XVI, [[Công giáo]] cũng đã bám rễ ở đây nhưng học thuật phương Tây lại không có ảnh hưởng gì trong khi đó [[Nhật Bản]] đã xuất hiện [[Rangaku|Lan học]]. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thái độ của giới quan lại và Nho sĩ Việt Nam đối với văn minh phương Tây.<ref name="hou">LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THẾ KỶ XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX, TRẦN ĐÌNH HƯỢU, 1986</ref>
 
Nguyễn Ánh dựa vào sự giúp đỡ của các giáo sĩ và thương nhân phương Tây để chống Tây Sơn nên hiểu sức mạnh kỹ thuật và tham vọng của họ. Sau khi đã giành được chính quyền Gia Long ruồng bỏ các cố vấn phương Tây. Minh Mạng còn cực đoan hơn khi ông cấm thông thương, giết giáo sĩ, cấm truyền giáo, đàn áp giáo dân... [[Minh Mạng]] nghĩ rằng bằng cách xa lánh, cắt quan hệ, tự cô lập có thể tránh được họa xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Ông còn tưởng có thể dùng lý thuyết Âm Dương, Ngũ hành tiến hành các thí nghiệm đuổi kịp khoa học kỹ thuật phương Tây, dùng Nho giáo để củng cố nội bộ. Đến thời [[Thiệu Trị]], [[Tự Đức]], tình hình nghiêm trọng hơn. Một mặt trong nước có nhiều khó khăn hơn, chính quyền suy yếu hơn, mặt khác thực dân quyết tâm dùng vũ lực xâm lược. Thiệu Trị, Tự Đức, càng áp dụng triệt để chính sách của Minh Mạng càng làm Việt Nam tụt hậu còn Pháp lại có cớ xâm lược. Trong hoàn cảnh đó một số trí thức cấp tiến như [[Nguyễn Trường Tộ]], [[Phạm Phú Thứ]] từng ra nước ngoài nên nắm được tình hình thế giới đề xuất Tự Đức cải cách để canh tân quốc gia. Đề xuất này được triều đình đem ra thảo luận thậm chí còn hỏi ý kiến quan lại địa phương và làm đầu đề văn sách hỏi ý kiến sĩ tử nhưng dư luận chung lúc đó là từ chối duy tân.<ref name="hou"/> Việc đóng cửa đất nước khiến đa số người Việt không cập nhật được tình hình thế giới đương thời nên không thấy được sự cấp bách của việc học hỏi phương Tây để tránh họa mất nước.
 
Do không chịu duy tân học hỏi phương Tây để hiện đại hóa quốc gia, Việt Nam bị Pháp xâm lược. Sau một cuộc chiến kéo dài gần 30 năm, Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa đồng thời biến Bắc Kỳ, Trung Kỳ thành xứ bảo hộ. Đầu thế kỷ XX, trong tình hình Nhật Bản thực hiện [[Minh Trị Duy tân]] thành công và [[Bách nhật duy tân]] xảy ra ở Trung Quốc các nhà Nho yêu nước Việt nam phát động một cuộc vận động duy tân theo gương Trung Quốc và Nhật Bản. Đến năm 1907 thì thành lập [[Đông Kinh Nghĩa Thục]] và nhiều trường khác theo mẫu đó ở nhiều tỉnh. [[Phong trào Duy Tân]] tại Việt Nam là một phong trào yêu nước nhằm cải cách xã hội nhưng đồng thời cũng là một cuộc vận động dân chủ, cải cách văn hóa. Tư tưởng duy tân cải cách văn hóa lan tràn khắp cả nước. Những Nho sĩ dầu theo chủ trương bạo động hay cải cách cũng đều gắn yêu nước với duy tân, đều ra sức chủ trương cải cách văn hóa giáo dục, khai dân trí chân dân khí. Các nhà Nho đả kích chế độ khoa cử thời Nguyễn, phê phán xã hội đương thời, công kích phong tục tập quán. Họ đề xướng cải cách giáo dục để phổ biến tri thức lịch sử, địa lý, khoa học phương Tây nhằm đào tạo con người mới với mục tiêu nâng cao trình độ trí tuệ và đạo đức của người Việt, nâng cao tinh thần dân chúng. Họ dùng chữ quốc ngữ dịch sách vở Châu Âu ra tiếng Việt. Trong khi phê phán xã hội cũ và con người cũ, các nhà duy tân chỉ ra không ít những điểm không hợp thời trong thế giới quan, lịch sử quan, chính trị quan Nho giáo nhưng họ không phủ định Nho giáo mà vẫn xem nó là căn bản tinh thần của dân tộc, vẫn chủ trương học chính văn của kinh truyện. Dù chủ trương tiếp thu văn minh, văn hóa Phương Tây nhưng họ vẫn muốn bảo tồn Hán học và truyền thống văn hóa dân tộc.<ref name="hou" /> Tuy nhiên phong trào không nhận được sự ủng hộ của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp nên không thể huy động toàn lực quốc gia vào công cuộc duy tân như Nhật Bản và nhanh chóng bị đàn áp khi xảy ra [[Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ (1908)]].<ref name="hou"/>