Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2601:646:9180:390:D179:777F:5DD0:E1F9 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Blueberry.motaido
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 146:
Năm [[1906]], Nguyễn Sinh Cung theo cha vào [[Huế]] lần thứ hai và học ở [[trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba|Trường Tiểu học Pháp-Việt Đông Ba]]. Tại đây, ông trải qua các niên khóa [[1906]]-[[1907]] lớp nhì và [[1907]]-[[1908]] lớp nhất. Trong kỳ thi ''primaire'' (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm [[1908]] – ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp – Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.<ref>[http://baothuathienhue.vn/mot-bieu-tuong-van-hoa-hue-a1600.html Một biểu tượng văn hóa Huế], Báo điện tử Thừa Thiên - Huế, 19/5/2011.</ref>
 
Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm [[1907]], Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường [[Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học|Quốc học Huế]], nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm [[1908]] vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.<ref>Duiker, tr. 37.</ref> Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em [[Nguyễn Sinh Khiêm|Tất Đạt]] và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.<ref>[http://thainguyen.edu.vn/Thanhvien/ttgdtxphoyen/3218/12178/Than-the-va-su-nghiep-cua-Bac-Ho.aspx Thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ]</ref> Tuy nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (''Centre des archives d'Outre-mer'' hay ''CAOM'') ở [[Pháp]], Nguyễn Sinh Cung được nhận vào Quốc học Huế vào ngày [[7 tháng 8]] năm [[1908]].<ref name="BTHCM"/><ref name=autogenerated4>{{Chú thích web|url=http://www.hopluu.net/D_1-2_2-95_4-1862_5-8_6-3_17-108_14-2/|tác giả=Vũ Ngự Chiêu|tiêu đề=Vài vấn nạn lịch sử thế kỷ XX: Hồ Chí Minh—Nhà ngoại giao, 1945-1946|nhà xuất bản=Hợp Lưu Magazine. Note: See the document in French, from Centre des archives d'Outre-mer [CAOM] (Aix)/Gouvernement General de l'Indochine [GGI]/Fonds Residence Superieure d'Annam [RSA]/carton R1, and the note in English at the end of the cited article|ngày truy cập=ngày 10 tháng 12 năm 2013}}</ref><ref name=autogenerated2>{{Chú thích web|url=http://www.hopluu.net/D_1-2_2-117_4-1513/|tác giả=Nguyễn Vĩnh Châu|tiêu đề=Phỏng vấn sử gia Vũ Ngự Chiêu về những nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh|work=Hợp Lưu Magazine|ngày truy cập=ngày 10 tháng 12 năm 2013}}</ref> Theo nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Ngự Chiêu thì như vậy "không có việc Nguyễn Sinh Cung bị trục xuất khỏi trường Quốc học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế ở [[Huế]] — cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm [[1908]]; tức gần 4 tháng trước ngày trò Cung được nhận vào [[Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học|trường Quốc học]]".<ref name=autogenerated4 />
 
Đầu năm [[1910]], Nguyễn Tất Thành đến [[Phan Thiết]]. Ông dạy [[chữ Hán]] và [[chữ Quốc ngữ]] cho học sinh lớp ba và tư tại [[trường Dục Thanh]] của [[Công ty Liên Thành|Hội Liên Thành]].<ref>Hội Liên Thành là một tổ chức do các sĩ phu yêu nước [[Bình Thuận]] thành lập, bao gồm ''Liên Thành Thư Xã'' để truyền bá tư tưởng yêu nước, ''Liên Thành Thương Quán'' để gây quỹ hoạt động và ''Dục Thanh Học Hiệu'' để giáo dục tinh thần yêu nước theo mô hình [[Đông Kinh Nghĩa Thục|Đông Kinh nghĩa thục]]. Thời kỳ dạy ở trường, ông vẫn ăn vận theo lối dân tộc "[...] bận một bộ bà ba kiểu Sài Gòn [...] và đi guốc".</ref><ref>''Bác Hồ - hồi ký'', Nhà Xuất bản Văn học, 2004, tr. 38. Các chi tiết là của bác sĩ Nguyễn Kinh Chi, người từng trực tiếp học Hồ Chí Minh.</ref>
 
Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc và có chí đuổi [[thực dân Pháp]], giải phóng [[đồng bào]]. Ông tuy khâm phục [[Hoàng Hoa Thám|Đề Thám]] ([[Hoàng Hoa Thám]]), [[Phan Châu Trinh]], [[Phan Bội Châu]] nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông, [[Phan Châu Trinh]] chỉ yêu cầu [[người Pháp]] thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn [[Phan Bội Châu]] thì hy vọng [[Đế quốc Nhật Bản]] giúp đỡ để chống [[Pháp]], điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình.<ref name="trandantien">[[Trần Dân Tiên]], ''Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch'', [[Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật|Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia]], năm 1994, tr. 12.</ref>
 
Khoảng trước tháng 2 năm [[1911]], ông nghỉ dạy và vào [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học [[Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng|trường Bá Nghệ]] là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là [[trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng]]), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân.<ref>[http://www.xaydungdang.org.vn/Home/tutuonghochiminh/2011/3756/Tu-thanh-pho-nay-Nguoi-da-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc.aspx Phạm Bá Nhiễu, ''Từ thành phố này Người đã ra đi tìm đường cứu nước'', Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 5-6-2011]</ref><ref>[http://laodong.com.vn/Van-hoa/Noi-Bac-Ho-o-truoc-khi-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc/93.bld Thùy Ân, ''Nơi Bác Hồ ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước'', Báo Lao động Online ngày 19-05-2011]</ref><ref>[http://www.baovanhoa.vn/Moicauchuyenlamotbaihoc/36084.vho "Từ thành phố này Người đã ra đi…", ''Báo Văn hóa'' - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch]</ref> Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của [[Thế giới phương Tây|phương Tây]].<ref>Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1995, tập1, trang 477, trích bài phỏng vấn Hồ Chí Minh của nhà báo [[Liên Xô]] Osip Mandelstam: ''"Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ [[Pháp]]: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là [[người Pháp]]. Người Pháp đã nói thế... Trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người ta như con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả [[Jean-Jacques Rousseau|Rousseau]] và [[Montesquieu]] cũng bị cấm. Vậy thì làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài".''</ref><ref>Trần Dân Tiên, ''Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch'', Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1994, tr. 12, trích: ''"Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".''</ref>
Dòng 197:
Trong thời gian ở [[Trung Quốc]], ông có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến tư tưởng cách mạng ra vùng Đông Phương. Theo đó, năm [[1925]], ông tập hợp Việt kiều và thành lập tổ chức [[Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên|Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội]] ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá [[chủ nghĩa Marx-Lenin]] (thường được phiên âm là ''Mác–Lê-nin'') vào [[Việt Nam]]. Cuốn ''[[Đường kách mệnh|Đường Kách mệnh]]'', mà ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm [[1927]].<ref>Gabriel Kolko, ''Giải phẫu một cuộc chiến tranh'' (dịch giả: Nguyễn Tấn Cưu), [[Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (Việt Nam)|Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân]], Hà Nội, 2003, trang 30-31.</ref>
 
Cùng năm [[1925]], Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do [[Liêu Trọng Khải]], một cộng sự thân tín của [[Tôn Dật Tiên]], làm Hội trưởng và ông làm Bí thư. Tổ chức này sau đó trở thành Đảng Cộng sản Nam Hải (the South Seas Communist party),<ref name="nytimes%2Ecom">[http://www.nytimes.com/learning/general/onthisday/bday/0519.html Ho Chi Minh Was Noted for Success in Blending Nationalism and Communism, Alden Whitman, The New York Times,ngày 4 tháng 9 năm 1969]</ref> tiền thân của một loạt các tổ chức cộng sản sau này, bao gồm có cả [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]]. Trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc cũng bịgửi một loạt [[người họViệt]] đi học trường quân sự của [[Tưởng Giới Thạch]] tại [[Quảng Châu]], đồng thời tiến Trầnhành bắtmột giamkhóa đào tạo về ôngkhởi khôngnghĩa mắc tộitrang. Do [[Tưởng Giới Thạch]] khủng bố các nhà cách mạng cộng sản [[Trung Quốc]] và [[Việt Nam]], ông rời [[Quảng Châu]] đi [[Hồng Kông]], rồi thoát sang [[Liên Xô]] theo đường [[sa mạc Gobi]]. Tháng 11 năm [[1927]], ông được cử đi [[Pháp]], rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn Chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày [[12 tháng 12]] năm [[1927]] tại [[Bruxelles|Brussel]], [[Bỉ]].
 
====Thời kỳ ở Thái Lan (1928–1929)====